Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/05/2013, 11:49 AM

Cảnh giác với “chiêu” xem bói ở cổng chùa?

Thực ra đây là câu chuyện đang diễn ra ở nhiều cổng chùa và cơ sở thờ tự, thậm chí là những nơi công cộng như cổng trường, cổng công sở…Nhiều người thường tin hoặc hoang mang vào những lời của “thầy” rởm phán đoán.

 "Thầy" đang xem bói cho một cô gái trước cổng chùa Trăm Gian

Hiện nay, nhiều người đến chùa bắt gặp hình ảnh “người xòe bàn tay, kẻ đoán vận đời” nhưng có mấy ai biết đây là trò bịp bợm của những “thầy” rởm vô công rỗi nghề ở địa phương.

Cách đây không lâu, trong chuyến đi tác nghiệp tại chùa Trăm Gian, tôi và cô bạn có bắt gặp hình ảnh hai ông “thầy” rởm đã ngoài 70 tuổi. Họ cứ “lân la” đến gần du khách để mời chào xem bói. 

Một “thầy” giọng nhẹ nhàng hỏi:

- Có muốn xem bói tay không các con?

Nghe đến đoạn này, cô bạn của tôi mừng quýnh lên vì nó thích xem bói lắm. Cứ thấy chỗ nào xem bói là nó tò mò đến xem như thế nào và lần này cũng vậy.

Nó vội vàng hỏi:

- Ông xem bói qua tay hay qua cái gì đấy ạ?

“Thầy” như vớ phải “vàng”, tay phe phẩy cái quạt và cười mỉm:

- Ông xem qua tay con ạ. Yên tâm đi, không đúng không lấy tiền của con đâu

- Thế bao nhiêu tiền một lần xem hả ông?  Nó tần ngần hỏi.

- Tùy tâm, con ạ.

 “Thầy” thản nhiên trả lời vậy. Tôi định khuyên nó không nên xem và tin vào những bói toán kiểu này nhưng hiềm một nỗi tôi cũng “tò mò” nên…cứ để nó xem thử ra sao.

Vậy là bắt đầu vào câu chuyện “người xòe bàn tay, kẻ đoán vận đời” ngay trên chánh điện của chùa. “Thầy” phán như ai ấy. Nói đủ thứ, nào là chuyện tình cảm, công danh, gia đình, bản mệnh…Nói toàn cái hay, cái đẹp. Còn cô bạn mắt sáng nhìn vào lòng bàn tay, im lặng, thi thoảng gật đầu tỏ ra là đồng ý với lời phán của “thầy”.

Tôi chẳng biết đâu là đúng, là sai nên im lặng tuyệt đối hoặc để ý cách nói của “thầy”. Thi thoảng nhìn về phía dưới thì thấy dưới gác chuông có một “thầy” nữa đang xem cho mấy cô gái khác. Chốc chốc lại có tiếng cười vang lên. Tôi cũng không hiểu vì sao nữa.

Khoảng 15 phút thì câu chuyện xem bàn tay đã xong, chúng tôi đứng dậy, cảm ơn và trả cho “thầy” 20.000 đồng. Còn “thầy” cảm ơn và nói “hẹn gặp lại”.

Chúng tôi đi vãng cảnh chùa một vòng rồi quay trở lại mua mấy đồ lưu niệm ở cổng chùa. Lúc này, chúng tôi lại bắt gặp một “thầy” thứ ba, đang phe phẩy cái quạt và cầm tay một cô gái để xem bói cho cô gái đó. Tính tò mò được lên cao, chúng tôi tiến lại gần xem thế nào. Đứng một lát thì thấy “thầy” này nói chẳng khác gì “thầy” mà cô bạn tôi vừa xem lúc trước.

Họ nói giống nhau đến gần 100%, cứ như là cùng một kịch bản. Lúc này chúng tôi mới vỡ lẽ ra và hiểu rằng cô bạn của tôi đã bị lừa. Những gì “thầy” rởm kia nói chỉ là “văn bản” đã và đang được sao chép gửi tới những du khách đang “mê lầm” ngay cổng thiền môn mà thôi.

Thực ra đây là câu chuyện đang diễn ra ở nhiều cổng chùa và cơ sở thờ tự, thậm chí là những nơi công cộng như cổng trường, cổng công sở…Nhiều người thường tin hoặc hoang mang vào những lời của “thầy” rởm phán đoán. Nhưng nào có ai biết:

Bàn tay mà biết nói năng
Thì là chưa chắc hàm răng “thầy” còn

Tịnh Phương
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm