Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cánh nhạn lưng trời

Những ngày còn khỏe, Ôn hay mang khay nước trà pha sẵn đặt bên thềm ở điện Phật khi đại chúng sắp tụng xong năm đệ Lăng-nghiêm và chuẩn bị kinh hành nhiễu Phật, để quý Thầy dùng. Tình cảm của Ôn luôn sâu đậm trong tâm trí của con

Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE

LBT: Hòa thượng đã đến rồi đi trong chân lý khứ lai, tự tại, nhưng âm dung và đức độ của Ngài thì vẫn còn như vang vọng khắp đâu đây. Từ cảm xúc sâu xa về hình bóng của một Bậc Tòng lâm Trưởng lão, Giáo Hội Đạo Sư, ĐĐ.Thích Hoằng Trí – Trưởng Ban Hoằng Pháp, BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng có đôi dòng kính tưởng nhớ Hòa thượng.

Cơn bão Usagi tràn về kéo theo những cơn mưa rả rích suốt mấy ngày qua tại Cao nguyên Đà Lạt, cảnh trời thu ảm đạm với những làn gió lạnh thấu xương. Lòng con càng thấy tái tê khi nghe tin Ôn Trụ trì chùa Long Sơn - Nha Trang an nhiên thị tịch.

 

Suốt mười năm nay, con có duyên lành gặp Ôn tại ngôi chùa Sắc tứ Long Sơn khi tuổi Ôn đã đến lúc xế chiều. Hằng ngày, Ôn ngồi trên “pháp tòa” được bện bằng chiếc chiếu cói đã hoen ố mắc trên chiếc xích đu bằng sắt đã cũ kĩ đặt trước cửa phòng. Mỗi buổi sáng, xuống chánh điện công phu cùng đại chúng, con thấy Ôn đã dậy từ rất sớm, tự tay mình nhóm những hòn than, đun nước pha trà cúng dường chư vị Hòa thượng đã quá cố bằng những tách nước được đặt ngay ngắn trên bàn, rồi Ôn thắp một nén hương trầm bên cạnh.

Ôn hay gọi con vào uống trà trước khi lên chánh điện tụng kinh, ban đầu con không thể nhắp nỗi ngụm nước trà mà Ôn đưa cho, vì Ôn pha nhiều trà, đắng lắm! nhưng dần dần con cũng quen với hương vị tách trà buổi sáng sớm tự tay ôn pha chế, và cảm nhận được tình thương bao la của bậc trưởng lão luôn dành cho đàn hậu học chúng con.

Những ngày còn khỏe, Ôn hay mang khay nước trà pha sẵn đặt bên thềm ở điện Phật khi đại chúng sắp tụng xong năm đệ Lăng-nghiêm và chuẩn bị kinh hành nhiễu Phật, để quý Thầy dùng. Tình cảm của Ôn luôn sâu đậm trong tâm trí của con. 
 
Những lần hầu chuyện bên Ôn, Ôn hay kể về cuộc đời tu hành khổ hạnh của Ôn từ khi Ôn vào Nha Trang tu học. Những năm 40 của thế kỷ trước, điều kiện sống của người tu còn thiếu thốn, Ôn luôn đi chân đất, đêm đến nằm ngủ trên sàn nhà, mùng mền không có, Ôn chỉ mặc duy nhất chiếc áo tràng nhuộm mực tàu, thường xuyên đi bộ để tiếp dẫn các đám tang của Phật tử quá vãng từ thành phố Nha Trang ra đến nghĩa trang Đồng Đế.

Ôn hay nhắc lại những công hạnh của các vị Hòa thượng sống cùng thời với Ôn, nhưng con thấy Ôn quý nhất là Hòa thượng Thiện Minh và Hòa thượng Đổng Minh. Khi Hòa thượng Đổng Minh viên tịch, Ôn hay buồn và thường nói với con trong những giọt nước mắt vắn dài: “Dù có mất vàng tui cũng không tiếc bằng tui tiếc thầy Đổng Minh”.
 
Ngày còn Hòa thượng Đổng Minh, ngày nào Ôn cũng chống gậy lên dãy lầu phía Đông thăm Ôn Đổng, những buổi dược thực cuối ngày, Ôn thường mang bánh trái từ phòng Ôn sang nhà trù để ban phát cho chúng con. Tình thương của Ôn ban bố tất cả, không phân biệt người sang kẻ nghèo. Một buổi sáng nọ, con đang quét sân chùa thì thấy Ôn mua một bao bánh mì mang vào cho đại chúng dùng sáng, nhưng cầm bao bánh mì từ ngoài cổng vào đến hiên chùa thì trên tay Ôn chỉ còn một ổ duy nhất, gặp học sinh, người nghèo, ăn xin Ôn đều ban phát hết. Đủ biết tâm xả của Ôn rộng lớn đến mức nào! 

Mùa an cư năm ngoái, con có duyên lành được hầu cận bên Ôn suốt ba tháng Hạ, sau thời công phu sáng, con thường ngồi hầu chuyện bên Ôn khoảng 20 phút, có khi khỏe thì Ôn kể chuyện rất nhiều, nhưng khi mệt Ôn chỉ ngồi lần chuỗi mặc niệm, nhưng con cảm nhận được đức từ hòa của Ôn bao trùm cả không gian.

Ngày xưa, hòa thượng Đổng Minh thường xuống ngồi nói chuyện với Ôn mỗi sáng sớm, nhưng từ sau khi Hòa thượng viên tịch, dù sức khỏe không tốt nhưng Hòa thượng Minh Thông vẫn chống gậy vào vấn an Ôn đều đều mỗi buổi sáng sớm. Lúc nào Ôn cũng xông trầm trong cái chén cũ và rửa một chiếc tách đặt ngay ngắn trên bàn đợi Hòa thượng Minh Thông vào uống trà.

Tháng này sáng tháng khác, mười ngày như một, Ôn ngồi trên ghế sắt, Hòa thượng Minh Thông ngồi trên ghế nhựa bên cạnh, có lúc con không thấy hai ngài nói gì suốt cả buổi ngồi uống trà nhưng Ôn rất quý hòa thượng Minh Thông. Ngày nhập liệm Ôn, Hòa thượng Minh Thông vào quỳ trước giác linh đài Ôn thọ tang và khóc rất nhiều. Con đứng xa lặng nhìn và cũng rơm rớm nước mắt khi tưởng nhớ về một bậc long tượng chốn Thiền môn đã khuất bóng.

Cánh nhạn khuất xa, không lưu vết tích, có chăng còn lại những giọt nước mắt tiếc thương một bậc xuất trần giữa chốn bụi hồng lắm điều thị phi này của đàn hậu học chúng con. Giờ này trở đi, mỗi lần xuống Long Sơn dưới chân đồi Trại Thủy, con không còn nhìn thấy bóng dáng hiền từ của Ôn ngồi trên “bảo tòa chiếu cói” để nghe Tăng sinh đọc sách vào mỗi buổi chiều tà, con không còn được nhắp chén trà mà tự tay Ôn pha chế trước khi con vào thời công phu buổi sáng.

Kính tiễn biệt Ôn- bậc Thầy suốt đời con luôn tôn kính!

Cảm niệm tại Mặc Thức trai- Đà Lạt
TK. Thích Hoằng Trí 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm