Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/09/2014, 10:43 AM

Câu hai Kinh Pháp cú và Udānavarga bằng tiếng Pāḷi và tiếng Phạn

Yếu đuối, Sa ngã, Lầm lỗi, là những kinh nghiệm trong cuộc sống và không có ai có thể thoát được chúng. Yếu đuối, Sa ngã, Lầm lỗi cũng không phải là bẩn sinh, bởi vì nhờ có yếu người ta mới biết mạnh, nhờ có ngã người ta mới biết đứng lên, nhờ có lầm lỗi người ta mới biết ăn năn hối cải.

Vài dòng tham khảo qua sự đối chiếu của những câu kinh thơ trong Kinh Pháp cú và Udānavarga bằng tiếng Pāḷi và tiếng Phạn ( Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân) Dhammapada (धम्मपद): (Yamaka (यमक) (1.2)) và Udānavarga (उदानवर्ग): (Citta(चित्त) (31.24)).

Trong cuộc sống của nhân loại, khả năng trở nên tốt hay trở thành xấu, luôn ẩn và hiện bên trong của con người và không có một chữ bất kỳ nào khác hơn để tìm hiểu về chúng. Đó là chữ Tâm.


Dhammapada (धम्मपद): (Yamaka (यमक) (1.2)) bản tiếng Pāḷi:
manopubbaṅgamā dhammā, manoseṭṭhā |
manomayā, manasā ce pasannena bhāsati vā karoti vā |
tato naṃ sukhaṃ anveti chāyā va anapāyinī||
 
Pāḷi viết theo mẫu devanāgarī :
मनोपुब्बङ्गमा  धम्मा, मनोसेट्ठा |
मनोमया,  मनसा  चे  पसन्नेन   भासति  वा  करोति  वा |
ततो  नं  सुखं   अन्वेति   छाया   व  अनपायिनी ||
Udānavarga (उदानवर्ग) : (Citta(चित्त) (31.24)) bản tiếng Phạn:
manaḥ pūrvaṅgamā dharmā manaḥ śreṣṭhā manojavāḥ |
manasā hi prasannena bhāṣate vā karoti vā |
tatas taṃ sukhaṃ anveti cchāyā vā hy anugāminī ||
 
Phạn ngữ viết theo mẩu devanāgarī :
 
मनः  पूर्वङ्गमा   धर्मा   मनः  श्रेष्ठा   मनोजवाः |
मनसा   हि    प्रसन्नेन  भाषते   वा   करोति  वा |
 
ततस्  तं   सुखं  अन्वेति  च्छाया   वा   ह्य्  अनुगामिनी ||
Phần từ vựng bản tiếng Pāḷi (पाऌइ).

Mano (मनो) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của manas (मनस् (thân từ có âm cuối là chữ s (स्)) ở dạng giống đực và những nghĩa được biết như:  Ý, ý nghĩ. Theo Buddhadatta, nhà biên soạn tự điển Pali, người Tích Lan,  "Mana" tượng trưng cho đặc tính chủ trương của Tâm (Citta). Trong khi đó, thức (Viññvāna) biểu hiện cho sự chứa đựng cái biết của việc làm do tâm vọng động. Còn các nhà cổ ngữ học, thì các chữ Citta (चित्त), Viññāna (विञ्ञान) và Mana (मन): Tâm, Tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần…

Pubba (पुब्ब) là tính từ nó có những nghĩa được biết như sau: trước, cựu, trước hết, lúc trước… Pubbaṃ (पुब्बं) là thán từ và có nghĩa: trước, đằng trước.

Gamā (गमा) là tĩnh từ nói về hành động đang đi và nó có gốc từ động từ gam (गम्) và gam có nghĩa là đi…
 
Pubbaṃ (पुब्बं) + gama (गम) = Pubbaṅgamma (पुब्बङ्गम्म (ṃg (ंग्)= ṅ(ङ्) viết theo nối âm).

Pubbaṅgamā (पुब्बङ्गमा) là tính từ và nó có nghĩa: đang đi trước, hướng dẫn trước…

Manopubbaṅgamā (मनोपुब्बङ्गमा) có nghĩa là: do; Tâm ,Ý, Ý nghĩ trước…
Dhammā (धम्मा) là chủ cách số nhiều trong bảng biến thể của dhamma (धम्म) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: luật tự nhiên hoặc  sự thực tế… Theo tinh thần Phật học dhamma (धम्म) được xem như là một lối bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian.
 
Seṭṭhā (सेट्ठा) là tính từ và nó có những nghĩa được biết như: trước nhất, ngon nhất, tốt nhứt…

Mayā (मया) được dùng ở đây là danh từ phát sinh (Taddhita(तद्धित)) và nó có những nghĩa được biết như : được làm bởi…, được làm bằng, được tạo ra bởi…, tạo, gây ra bởi…

Manasā (मनसा) là  sử dụng cách hay đoạt cách số ít trong bảng biến thể của manas (मनस्) ở dạng giống đực và những nghĩa được biết như: chú vào tâm, suy xét kỹ…

Ce (चे): trạng từ dùng làm điều kiện cú và nghĩa của nó: nếu, ngay cả.

Pasannena (पसन्नेन) là sử dụng cách số ít trong bảng biến thể của pasanna (पसन्न) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: rõ ràng, sáng ngời, rực rỡ, vừa lòng, tin tưởng, tin cậy, vui mừng, hân hoan, vui sướng, hoà giải, tương thích, ngoan đạo, sùng đạo, tốt, có đạo đức tốt, cho thấy có đạo đức tốt, được hài lòng, được vui vẻ, được rõ ràng, được rực rỡ…
 
Pasanna (पसन्न) là quá khứ phân từ của pasīdati (पसीदति) và pasīdati (पसीदति) được viết từ cấu trúc của pa (प) + √sad (√सद्).
 
Pa (प) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như:đi tới, ra đi. tiến về phía trước, ở phía trước, về phía trước, đi trước, vượt trước, ra phía trước, lộ ra, từ phía trong (cái gì) ra, ra khỏi, tiến lên, hướng tới, trở đi…
 
Hình chỉ mang tính minh họa

Động từ căn √sad (√सद्) có những nghĩa, tùy các thì chia và cách dùng khác nhau của nó được như: ngồi, được ngồi, tại, ở, nằm ở, ở chỗ, làm lún, làm sụt, thiếu, khuyết, suy yếu đi, tàn lụi, héo hắt, khuỵ xuống, không chống nỗi, không cưỡng nổi, làm thất vọng, làm tuyệt vọng, đặt ngồi, củng cố, quy định, làm cho ngồi xuống, đặt vào trong hay ở trên, làm đổ sụp, làm suy sụp, làm tan tành, làm cho sa sút, tàn phá, phá đi, làm đổ, làm cho suy nhược, làm cho ủ rũ, làm xẹp, làm giảm, phá huỷ, phá đổ, huỷ diệt, diệt, phá bỏ, huỷ, làm cho mềm nhũn, làm méo mó, làm cho uể oải, làm cho nhu nhược…

Bhāsati (भासति) là động từ chia ngôi thứ ba số ít ở thời hiện tại và nó có nghĩa là nói hay nói đến… Bhāsati (भासति) có gốc từ động từ căn √bhās (√भास्) .

Vā (वा) là giới từ và nó có nghĩa là hay.

Karoti (करोति) là động từ chia ngôi thứ ba số ít ở thời chỉ định hiện tại và nó có nghĩa là: làm, hành động, thực hiện. Karoti (करोति) có gốc từ động từ căn √kar(√कर्).
 
Tato (ततो) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: từ đó, do đó, bởi đó, sau đó…

Naṃ (नं) là đối cách số ít trong bảng biến thể của ta (त) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: nó, ông ấy, ai đó,  cái gì đó…

Sukhaṃ (सुखं) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của sukha (सुख) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: sung sướng, hạnh phúc, may mắn, niềm vui thích, điều thú vị, tính dịu dàng, tính dễ thương, vẻ có duyên, vẻ đáng yêu, sự phô bày tính hoà nhã và biết điều, thanh thản, thoải mái, không bị ràng buộc, dễ chịu và không lo ngại gì, hoàn toàn thư giãn, làm dịu, nới lỏng, lắng dịu, niềm vui sướng nhất…
 
Anveti (अन्वेति) được ghép từ: anu (अनु) + eti (एति). Anveti là cách viết biến âm khi nguyên âm u (उ) đi sau nó là một nguyên âm khác, thường nó được đổi thành v (व्) theo nguyên tắc văn  phạm của tiếng Pāḷi (पाऌइ).

Chāyā (छाया) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của chāyā (छाया) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: bóng, sắc thái, bóng mát, bóng râm, vùng tối, vật vô hình, tối sầm…
 
Anapāyinī (अनपायिनी) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của anapāyinī (अनपायिनी) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: không rời xa, không thay đổi, không đi qua được…
 
HT. Thích Minh Châu dịch
"Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình ".
Udānavarga (उदानवर्ग) : (Citta(चित्त) (31.24)) bản tiếng Phạn:
manaḥ pūrvaṅgamā dharmā manaḥ śreṣṭhā manojavāḥ |
manasā hi prasannena bhāṣate vā karoti vā |
tatas taṃ sukhaṃ anveti cchāyā vā hy anugāminī ||
 
Phạn ngữ viết theo mẫu devanāgarī :
 
मनः  पूर्वङ्गमा   धर्मा   मनः  श्रेष्ठा   मनोजवाः |
मनसा   हि    प्रसन्नेन  भाषते   वा  करोति  वा |
 
ततस्  तं  खं   अन्वेति   च्छाया   वा   ह्य्   अनुगामिनी ||
Phần từ vựng tiếng Phạn:

Manaḥ (मनः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân manas- (मनस् -) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: suy nghĩ, tâm trí, khả năng chú ý, trí tuệ, tinh thần, ý kiến, ý nghĩ, ý định…

Manas (मनस्) thân từ thuộc trung tính và nó được ghép từ: man (मन्) + as (अस्).

Động từ √ मन् (√man), thuộc nhóm 4, và có những nghĩa được biết như sau: Suy nghĩ, đánh giá, phán xét, tin rằng, tự hình dung, giả sử như, xem xét, giữ  lấy, để ước tính cao, đánh giá cao, vinh danh…

Thân từ -as (॰अस्) là âm đuôi thêm vào phía sau động từ để biến nó thành danh từ hay tính từ…  thường hay thấy ở  dạng trung tính.

Động từ căn √as (√ अस् )thuộc nhóm 2 và nó có những nghĩa như sau: được, tồn tại, có mặt, trở thành, tham dự, ở, xảy đến, thuộc về ai đó…

Pūrvaṅ (पूर्वङ्) hay  Pūrvaṃ (पूर्वं) có gốc từ Pūrva (पूर्व). Pūrva (पूर्व) là tính từ và nó có những nghĩa được biết như: trước, cựu, trước hết, đứng đầu, lần đầu tiên, ban đầu, trước khi…

Pūrvaṃ (पूर्वं) là thán từ và cũng là đối cách của thân pūrva- (पूर्व-). Nó có những nghĩa được biết như: trước đó, trước khi, đầu tiên, trước đây, một lần, với, theo và cũng là, dẫn trước bởi, kèm theo…

Gamā (गमा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân gamā- (गमा -) ở dạng giống cái và khi nó đi sau các từ, nó thường có những nghĩa được biết như: hành động chỉ cho cái gì làm hay diễn ra đầu tiên hoặc trước đó bởi…

Gamā (गमा) có gốc từ động từ căn √ gam (√ गम्). Động từ căn √ gam (√ गम्) có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: đi, di chuyển, đi trong, đi tới,trở thành, rơi vào, lấy, chịu, thiết lập trong chuyển động, được đi, được hiểu, muốn đi…

Dharmā (धर्मा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân dharman- (धर्मन् -) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: hỗ trợ, nền tảng,  quy tắc đã thành lập, luật tự nhiên,luật pháp, quy tắc, nhiệm vụ thực hành… Theo tinh thần Phật học Dharmā (धर्मा) được xem như là một lối bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian.


Dharman (धर्मन्) được ghép từ: dhṛ (धृ) + man (मन्). Động từ căn √ dhṛ (√ धृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: giữ, duy trì, hỗ trợ, ủng hộ, chịu đựng, bảo tồn, ngăn chặn, dừng lại, xóa, áp đặt, quyết định…
 
-Man (॰मन्) là âm đuôi dùng làm rộng nghĩa cho động từ căn √ dhṛ (√ धृ).

Śreṣṭhā (श्रेष्ठा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân śreṣṭhā- (श्रेष्ठा -) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: tốt nhất, tuyệt vời nhất trong cái gì đó, cái đầu tiên, cái tốt nhất, cái đẹp nhất trong số đó…

Manojavāḥ (मनोजवाः) là chủ cách, hô cách, đối cách số nhiều trong bảng biến thân manojavā- (मनोजवा -) ở dạng giống cái và nó có nghĩa được biết như: nhanh chóng như sự suy nghĩ…

Manojavā (मनोजवा) được ghép từ: mano (मनो) + javā (जवा).

Mano (मनो) (iic: chữ viết tắt của chữ in initio compositi, có nghĩa là trong sự cấu tạo khởi đầu) từ manas (मनस्).

Javā (जवा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân javā- (जवा-) ở dạng giống cái. Java (जव) là hô cách số ít trong bảng biến thân java- (जव-) ở dạng giống đực. Javā (जवा) và Java (जव) có gốc từ : jū (जू).

Động từ căn √ jū (√जू), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: làm nhanh lên, được làm nhanh chóng…

Manasā (मनसा) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: tính chủ trương của ý, theo tinh thần, trong trí hình dung, theo ý tự nguyện, chú vào tâm, suy xét kỹ càng…

Hi (हि) là trạng từ dùng làm điều kiện cú và nghĩa của nó: nếu như vậy, chắc chắn, bởi vì, trong thực tế, chính xác, vì vậy…

Prasannena (प्रसन्नेन) là sử dụng cách số ít trong bảng biến thể của prasanna (प्रसन्न) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: rõ ràng, minh bạch, sáng loáng, sáng suốt, rõ nét, rõ hình, sáng rực, lóng lánh, huy hoàng, trọng thể, rực rỡ, xuất sắc, nổi bật, hào nhoáng, bình lặng, thanh bình, thanh thản, bình tâm, khách quan, êm, yên, lặng, yên lặng, bình tĩnh, bình thản, làm cho dịu, làm cho đỡ, làm cho nguôi, điềm tĩnh, lặng lẽ, yên tĩnh, làm cho trong sạch, làm cho thanh khiết, làm cho trong sáng, tẩy uế, lọc trong, lọc, đáng yêu, đáng mến, dễ thương, tử tế, nhã nhặn, ân cần, niềm nở, nhân từ, khoan dung, thực, thật, thực sự, đúng, chính xác, xác đáng, thích đáng, chính đáng,đúng đắn, đứng đắn….
 
Prasanna (प्रसन्न) là quá khứ phân từ của prasad (प्रसद्) và prasannā (प्रसन्ना) thân từ thuộc giống cái. Prasad (प्रसद्) được ghép từ : Pra (प्र) + sad (सद्). Pra (प्र) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như sau: đi tới, ra đi. tiến về phía trước, ở phía trước, về phía trước, đi trước, vượt trước, ra phía trước, lộ ra, từ phía trong (cái gì) ra, ra khỏi, tiến lên, hướng tới, trở đi, phần chính của cái gì đó…
 
Sad (सद्) được viết từ động từ căn √sad (√सद्) và động từ căn này thuộc nhóm1. Nó có những nghĩa, tùy theo các thì chia và cách dùng khác nhau của nó được như:ngồi, được ngồi, tại, ở, nằm ở, ở chỗ, làm lún, làm sụt, thiếu, khuyết, suy yếu đi, tàn lụi, héo hắt, khuỵ xuống, không chống nỗi, không cưỡng nổi, làm thất vọng, làm tuyệt vọng, đặt ngồi, củng cố, quy định, làm cho ngồi xuống, đặt vào trong hay ở trên, làm đổ sụp, làm suy sụp, làm tan tành, làm cho sa sút, tàn phá, phá đi, làm đổ, làm cho suy nhược, làm cho ủ rũ, làm xẹp, làm giảm, phá huỷ, phá đổ, huỷ diệt, diệt, phá bỏ, huỷ, làm cho mềm nhũn, làm méo mó, làm cho uể oải, làm cho nhu nhược…
 
Hình chỉ mang tính minh họa

Prasad (प्रसद्) là động từ thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa, tùy theo các thì chia và cách dùng khác nhau của nó được như: làm cho rạng ra, làm cho sáng ra, làm cho loãng ra, làm cho rõ ra, làm cho thanh khiết, trở thành yên tịnh, gạn lọc, làm cho dễ thương, làm cho êm dịu…

Bhāṣate (भाषते) có gốc từ động từ căn √ bhāṣ (√भाष्), Bhāṣate (भाषते) là động từ chia ngôi thứ ba số ít ở thời hiện tại và nó có nghĩa là nói hay nói đến…

Động từ căn √ bhāṣ (√भाष्), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nói, kể, trình bày…

Vā (वा) là giới từ và nó có nghĩa là hay, và, hoặc, cách khác, một trong hai, giả định rằng, hay đúng hơn, hoặc tốt hơn,tuy nhiên, ngay cả khi...

Karoti (करोति) có gốc từ động từ căn √ kṛ (√कृ), Karoti (करोति)  là động từ chia ngôi thứ ba số ít ở thời hiện tại và nó có nghĩa là: nó làm, ông ấy làm…

Động từ căn √ kṛ (√कृ), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: làm như vậy, thực hiện, sản xuất, tạo ra, chuẩn bị, làm cho, được thực hiện, được tạo ra, để làm cho chạy cái gì đó, muốn làm…

Tatas (ततस्) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: sau đó, từ chổ đó, vì vậy, vì lý do đó, do đó, nó theo sau đó.

Taṃ (तं) là đối cách số ít trong bảng biến thân sa (स) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: nó, ông ấy, ai đó, cái gì đó…

Sukhaṃ (सुखं) là hô cách số ít trong bảng biến thể của sukha (सुख) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: dễ chịu, nhẹ nhàng, thú vị, dễ thương, dễ mến, hạnh phúc, vui sướng, vui mừng, vui, vui vẻ, sung sướng, may mắn, tốt, tốt lành, vui thích, niềm vui, tiện nghi, thịnh vượng, phồn vinh…
 
Sukha (सुख) được ghép từ : Su (सु) + kha (ख) và nó cũng là động từ thuộc nhóm 11. Sukha (सुख) có những nghĩa, tùy theo các thì chia và cách dùng khác nhau của nó được như: cảm thấy thú vui, cảm thấy vui sướng, cảm thấy sung sướng, làm cho hạnh phúc, làm cho may mắn…
 
Su (सु) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: tốt, ngon, hay, giỏi, đúng, hợp cách, lợi ích, thiện, khá, khéo, đẹp, lỗi lạc, xinh, xinh đẹp, dễ chịu, thú vị, dễ thương, dễ mến, rất…
 
Động từ căn √su (√ सु), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa, tùy theo các thì chia và cách dùng khác nhau của nó được như:ép, nén, ấn, bóp, vắt,thúc, giục, thúc giục, biểu đạt, biểu lộ, tỏ bày, biểu thị…

Kha (ख) là hô cách số ít trong bảng biến thể của kha (ख) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: lỗ, lỗ thủng, hố, hang, hốc, lỗ hỏng, chỗ ẩn thân, khoang, ổ, khoảng không, không khí…
 
Anveti (अन्वेति) được ghép từ: anu (अनु) + eti (एति).

Anu (अनु) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: dọc theo sau, phía sau, sau, với, theo đó, sau đó, theo sau đó…

Eti (एति) có gốc từ động từ căn √i (√इ : đi, chuyển động…).

Anveti (अन्वेति) là động từ được chia theo ngôi thứ ba số ít ở thì hiện tại ở thể chủ động và có nghĩa là nó đi theo, nó theo, nó đến sau đó…

Chāyā (छाया) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của chāyā (छाया) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: bóng, bóng mát, bóng tối, ánh phản chiếu, ánh, phản ánh…

Cchāyā (च्छाया) là cách nhân âm của ch (छ्) đi sau bất kỳ nguyên âm nào theo quy tắc ngữ pháp của tiếng Phạn. Do đó trong câu này thấy: anveti cchāyā (अन्वेतिच्छाया) là cách viết nhân âm đôi của anveti (अन्वेति)+ chāyā (छाया). Chữ i (इ) là nguyên âm đứng trước ch (छ्), cho nên người ta thêm một chữ c (च्) nữa đứng trước ch (छ्) thành cch (च्छ्).

Anugāminī (अनुगामिनी) được ghép từ: Anu (अनु) + gāminī (गामिनी). Anu (अनु) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: sau, đằng sau, ở đằng sau, phía sau, đứng sau, liền sau, theo, tiếp sau, dọc theo, theo chiều dọc, gần bên cạnh…

Gāminī (गामिनी) có gốc từ gam (गम्) và Gāminī (गामिनी) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của gāminī (गामिनी) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: hành động diễn đạt cho sự dẫn đến cái gì đó, hành động diễn đạt cho sự đi đến cái gì đó, hành động diễn đạt cho sự nắm được cái gì đó…

Anugam (अनुगम्) là động từ thuộc nhóm 1 và nó được ghép từ: Anu (अनु) + gam (गम्). Anugam (अनुगम्) có những nghĩa, tùy theo các thì chia và cách dùng khác nhau của nó được như: theo, đuổi theo, nắm được, hiểu được, tìm, kiếm, tím cách kiếm được, đi hướng về cái gì đó, bắt chước, noi theo, làm theo, tựa như…

Động từ căn √gam (√गम्), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa, tùy theo các thì chia và cách dùng khác nhau của nó được như: đi, đi về hướng nào đó, đi vào, bước, đạt đến, nắm được, rơi vào, khởi hành, mất dạng, làm cho đi, được rời khỏi, được đi, làm cho chuyển động, được bao gồm…

Hi (हि) là phân từ khẳng định và nó có những nghĩa được biết như: ừ, vâng, dạ, phải, được, chắc là, hẳn là, chắc chắn, vì, bởi vì, như, đúng, thật ra, tóm lại…

Hy anugāminī (ह्य्  अनुगामिनी) là cách viết nối âm của: Hi (हि) + anugāminī (अनुगामिनी). Chữ  i (इ) là một nguyên âm và nó đứng trước chữ a (अ) cũng là một nguyên âm và theo luật nối âm trong ngữ pháp của tiếng Phạn: i (इ) + a (अ) = y (य्).

Ý Việt xem bài dịch của HT. Thích Minh Châu có ghi ở phần trước.

Yếu đuối, Sa ngã, Lầm lỗi, là những kinh nghiệm trong cuộc sống và không có ai có thể thoát được chúng. Yếu đuối, Sa ngã, Lầm lỗi cũng không phải là bẩn sinh, bởi vì nhờ có yếu người ta mới biết mạnh, nhờ có ngã người ta mới biết đứng lên, nhờ có lầm lỗi người ta mới biết ăn năn hối cải.

Trong cuộc sống của nhân loại, khả năng trở nên tốt hay trở thành xấu, luôn ẩn và hiện bên trong của con người và không có một chữ bất kỳ nào khác hơn để tìm hiểu về chúng. Đó là chữ Tâm.

Chữ tâm được biểu hiện trong nhiều lãnh vực khác nhau trong sinh hoạt của con người, được thấy qua những hình ảnh của các chữ như sau: tâm tốt, tâm xấu, tâm thiện, tâm ác, tâm lành, tâm dữ, tâm tham, tâm huyết, tâm ý, tâm đầu, tâm giao, tâm sự, tâm lực, tâm linh, tâm trí, tâm đức, tâm đạo, tâm phật, tâm ma, tâm ích kỷ, tâm nhỏ nhặt, tâm vĩ đại, tâm khùng, tâm điên, tâm giả dối, tâm chân thật, tâm sân hận, tâm báo thù, tâm tử, tâm sanh, tâm tình, tâm hốt hoảng, tâm so đo...

Qua đó, việc hiểu rõ từng ý nghĩ, từng lời nói, từng hành động của chính mình, trong từng khoảnh khắc của cuộc sống đang có, là một điều hết sức quan trọng và rất cần thiết, không chỉ mang lại niềm vui hoan lạc và sự an bình cho đời sống bên trong của lòng mình, mà còn là cách tránh được nhiều điều lầm lỗi, nhỏ nhặt, bình thường, mà hầu như khó có ai tránh khỏi.

Khi con người tự nhìn nhận cuộc sống của mình đã hoàn hảo, đó chính là kết quả của họ khi biết kết hợp được sự thể hiện rõ trong lời nói, suy nghĩ và hành động của chính mình, qua cách sống biết yêu thương, hoà hợp, chân thành, vị tha, bao dung, rộng lượng, đối tất cả mọi người cũng như đối với các vạn vật khác.

Tuy nhiên, chữ Tâm hình như chưa có một định nghĩa chuẩn nào để nói rõ hết bản chất thực thể của nó. Do đó, chỉ cần thực hành theo Đức Phật Thích Ca đã nói trong hai bài thơ kinh này, thì tự mình sẽ hiểu rõ được ý nghĩa và giá trị thực thể của nó trong đời sống của chính mình.

Công trình nghiên cứu về đề tài đặc biệt này đang nhờ sự góp ý của quý bậc học giả cũng như quý thầy, quý cô, quý đọc giả, để làm phong phú thêm cho những tài liệu Việt đang có.

Xin chân thành cám ơn.

Kính bút
TS Huệ Dân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm