Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/04/2022, 05:10 AM

Chân ngã và vọng ngã (Phần 3)

Khi con người u mê bị dục vọng lôi cuốn sai khiến, không còn sáng suốt biết thiện ác, chánh tà, phải quấy là trường hợp tám thức đã bị màn vô minh che mờ nội tâm, không làm tròn chức năng được giao phó.

3. Thức và trí  (tiếp theo)

Sự hoạt động chung của tám thức gọi là sinh hoạt tâm linh hay cuộc sống nội tâm, đời sống tinh thần.

Khi con người u mê bị dục vọng lôi cuốn sai khiến, không còn sáng suốt biết thiện ác, chánh tà, phải quấy là trường hợp tám thức đã bị màn vô minh che mờ nội tâm, không làm tròn chức năng được giao phó.

Trí cũng là khả năng như thức, nhưng sáng suốt và trọn vẹn hơn thức. Trí là biết đầy đủ mọi mặt, từ nguyên nhân đầu tiên đến hậu quả sau cùng, cứu cánh rốt ráo, từ ban đầu đến lúc chót một sự việc, từ chính việc đến ảnh hưởng xa gần, từ tổng thể đến chi tiết. Trí không phải là khả năng biết siêu việt ở bên ngoài thức, mà chính là thức được cải hóa chuyển thành trí nhờ ở công phu tu tập. Sự cải hóa chuyển thức thành trí như sau:

– Năm thức đầu chuyển thành thành sở tác trí.

- Thức thứ sáu hay ý thức chuyển thành diệu quan sát trí.

- Thức thứ bảy hay Mạt-na thức chuyển thành bình đẳng tánh trí.

- Thức thứ tám hay A-lại-da thức, tàng thức chuyển thành đại viên kinh trí.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thức và trí ví như hai con dao cùng một thể chất kim loại thép y như nhau, cùng là khả năng biết bẩm sinh có sẵn ở tất cả mọi người, không có sự kẻ có người không, không có phân biệt thép tốt thép xấu. Con dao không gìn giữ lau chùi, để bẩn sét han rỉ nên trơ cùn, đó là thức. Con dao được lau chùi cẩn thận, sạch sẽ không han rỉ nên sắc bén, đó là trí. Trơ cùn hay sắc bén không phải là tính bẩm sinh tự có sẵn của con dao, đó là công phu gìn giữ con dao do người dùng sở hữu chủ tự ý quyết định, có làm hay không làm, làm cẩn thận hay làm qua loa. Sự cải hóa chuyển thức thành trí là do công phu tu tập của người hành giả tự định lấy, tự làm lấy, không ai làm hộ được kể cả Phật. Phật chỉ độ cho, nghĩa là chỉ cách thức cho hành giả tự làm lấy.

Người tu học đừng có nhận thức sai lầm khi cho rằng nghiệp của mình nặng, đọa làm con dao đúc bằng kim loại xấu không có cách gì làm cho con dao sắc bén được, đành cam tâm làm con dao trơ cùn suốt đời mãn kiếp. Đây là trường hợp pháp trần tiếp xúc với ý căn lệch lạc làm cho ý thức trở nên sai lầm. Ý thức sai lầm này là sự gieo nhân chẳng lành tạo nên ý nghiệp chẳng lành, dẫn đến quả chẳng lành là sự ngu muội không chịu khởi tâm tu tập, cam phận làm con dao trơ cùn mãi mãi. Tâm vô minh tác hại lớn lao như vậy, người tu tập cần luôn luôn cẩn trọng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thức và trí còn được ví như hai cây nến, còn gọi là đèn cầy, cùng làm bằng một chất sáp giống y nhau. Thức là cây nến chưa được thắp sáng, trí là cây nến đã được thắp sáng. Việc thắp sáng thuộc quyền tự do của người dùng nến.

Tâm vô minh ai cũng có ví như căn phòng tối. Trong phòng có sẵn tám cây nến chưa thắp nên tối om, chủ nhân không nhìn rõ ràng đồ đạc trong phòng: đó là tám thức. Người hành trì tu tập thắp sáng dần dần cả tám cây nến, căn phòng trở nên sáng tỏ, chủ nhân nhìn rõ ràng mọi thứ trong phòng.

Đó là tám trí. Về mặt thực hành, trong số tám cây nến chưa được thắp, cây nến thứ sáu và cây nến thứ bảy là khó thắp sáng hơn cả, đòi hỏi tốn nhiều công phu tu tập hơn cả. Lý do: Ý thức và Mạt-na thức là hai thức có thẩm quyền cao hơn, có chức năng trọng hơn năm thức kia, do đó dễ lạm quyền lợi dụng chức năng để làm điều bất thiện, chạy theo dục vọng sai khiến mà cứ tưởng là mình làm chủ cái ta của mình.

Khi tám cây nến được thắp lên, căn phòng tối trở thành sáng, ánh sáng đã đuổi bóng tối ra khỏi phòng, tâm vô minh mê mờ trở thành tâm thanh tịnh Bồ-đề, người tu tập đã thực sự nhìn thấy rõ và làm chủ được tâm mình, làm chủ được cái ta của mình, giống như chủ nhân nhìn thấy rõ và làm chủ căn phòng của mình.

Theo khoa học, căn là giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, da; thức là hệ thần kinh, trung khu thần kinh kể cả hoạt động của thần kinh, nghĩa là cả phần thể lẫn phần dụng của thần kinh hệ. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm