Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chân ngã và vọng ngã (phần 4)

Trường hợp gieo nhân bất thiện nhiều, con người sống theo thú tính nhiều hơn cả, sống theo bản năng sinh tồn tự nhiên của con vật nhiều hơn lý trí biết suy xét của con người.

4. Thú tính, nhân tính và Phật tính

Đây là ý niệm phân hạng sinh hoạt tâm linh của con người. Ai cũng có đủ cả thú tính, nhân tính và Phật tính, chỉ khác nhau ở điểm có hay không biểu lộ thành ý tưởng, lời nói và việc làm, ở điểm có hay không gieo nhân tạo thành ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp.

Trường hợp gieo nhân bất thiện nhiều, con người sống theo thú tính nhiều hơn cả, sống theo bản năng sinh tồn tự nhiên của con vật nhiều hơn lý trí biết suy xét của con người. Nói cách khác, lý trí không đủ khả năng kìm hãm, chế ngự được dục vọng, con người đâm ra có tội lỗi, dân gian gọi hạng này là nửa người nữa ngợm, lòng lang dạ sói.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trường hợp gieo nhân vừa thiện vừa bất thiện, con người làm điều tốt và điều xấu một cách vừa phải, không hẳn thánh thiện không hẳn đại gian ác, đây là người sống theo nhân tính bình thường. Trường hợp gieo nhân thiện nhiều hay toàn nhân thiện, con người khéo tu này sống theo Phật tính nhiều hơn cả. Tu tập không phải là diệt hết phần thú tính, nhân tính để chỉ còn sống theo Phật tính.

Tu tập chỉ có nghĩa là cải hóa thú tính, nhân tính chuyển thành Phật tính. Như vậy cả ba phần đều là Phật tính, con người đạt đến tâm thanh tịnh Bồ-đề, không còn gieo nhân bất thiện nữa. Phật tính biểu lộ ở ba đức tính lớn là đại bi, đại trí và đại dũng. Đại bi là xót thương chúng sanh đau khổ, đại trí là sáng suốt không còn điều gì mê lầm, đại dũng là nhất tâm cương quyết cắt đứt hết ác căn và vun trồng thiện căn ở tự thân và tha nhân. Ba đức lớn trọn vẹn này bổ sung, kiện toàn cho nhau thành ra Phật tính.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

5. Chân ngã và vọng ngã

Như đã trình bày ở trên, thức và trí là một: thú tính, nhân tính và Phật tính cũng là một. Chân ngã và vọng ngã cũng vậy, cũng là một. Nói nghe có vẻ như là hai, nhưng chỉ là một cái ta, một tự thân. Sống theo thú tính là vọng ngã, sống theo Phật tính là chân ngã. Con người sống theo nhân tính là trường hợp đã thoát khỏi nghiệp súc sanh nhưng chưa hoàn toàn dứt hẳn, đồng thời cũng chưa vun bồi thiện căn đầy đủ, chưa hoàn toàn sống theo Phật tính.

Do đó, chúng sanh làm người ai cũng có tội lỗi, cũng biết mình gieo nhân ác, đồng thời cũng biết hướng về điều thiện và gieo nhân lành. Câu kiến tính thành phật có nghĩa là một khi tu tập đến mức thấy được Phật tính trong tự thân mình, thấy được chân ngã của mình, hành giả đã ngộ đạo. Có thấy mình có Phật tính thì mới thành Phật được, người tu tập bước đầu cần thiết là cố sao nhìn cho thấy chân ngã của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ về sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm

Nghiên cứu 15:42 27/03/2024

Lần đầu tiên, những câu chuyện chưa kể về tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tại Tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) được Hòa thượng Thích Giác Toàn, vị Giáo phẩm Trụ trì nơi đây chia sẻ sau hơn 40 năm tôn tạo và tu sửa, về hạnh nguyện cao cả và sự mầu nhiệm của Bồ-tát giữa thế gian này.

Hoà thượng Quảng Khâm từng nói khi nào vãng sanh Ngài sẽ thị hiện bệnh tướng

Nghiên cứu 13:57 21/03/2024

Vào khoảng năm 1978, nghe nói Hoà thượng pháp thể suy yếu, Người tỏ ý muốn vãng sanh Tây Phương, đại chúng trong chùa rất lo lắng, mời lương y lên núi bắt mạch cho Hoà thượng.

Hành trang về cõi Phật

Nghiên cứu 09:26 21/03/2024

Cách nay hơn hai nghìn sáu trăm năm lịch sử, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bậc giác ngộ thể nhập chân lý tuyệt đối, chấm dứt vòng sanh diệt, tham ái, vô minh, thành tựu viên mãn con đường an vui giải thoát, đã xuất hiện nơi thế gian.

Đường về cõi Tịnh

Nghiên cứu 23:02 20/03/2024

Trên thế giới ngày nay có rất nhiều tôn giáo, nhưng phải thừa nhận một điều, không có bất kì một tôn giáo nào có hệ thống học thuyết đa dạng, hoàn bị như Phật giáo.

Xem thêm