Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/07/2017, 15:47 PM

Cháu ngoại hiếu thảo và bà mẹ liệt sĩ neo đơn

Chồng bà là dân quân du kích địa phương, mất lúc 24 tuổi trong một trận càn của thực dân Pháp từ những năm 50 ở thế kỷ trước. Góa chồng, bà ở vậy nuôi hai con, con trai Đỗ Ngọc Ánh đi bộ đội hy sinh, con gái Đỗ Thị Lý cũng sớm qua đời. Lòng hiếu thảo của hai cháu ngoại Trần Văn Toán và Trần Văn Bình quê thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là chỗ dựa duy nhất của bà Trần Thị Sén (sinh năm 1928) là mẹ liệt sĩ Đỗ Ngọc Ánh (sinh 1950) hy sinh khi 21 tuổi đã lay động cảm xúc của nhiều người, khiến tôi rất cảm động, ngưỡng mộ và mong được đến thăm.

Bằng Tổ quốc ghi công của Liệt sĩ Đỗ Ngọc Ánh (ảnh gia đình cung cấp)
Hơn nửa thế kỷ qua đi nhưng vẫn còn đó những đau thương chiến tranh, mất mát hiện hữu trong mỗi mái nhà, trên thân thể những cựu binh và đặc biệt trong lòng những người mẹ tiễn con đi vĩnh viễn không trở về.  Một mùa Vu Lan lại về, trong lòng mỗi đứa con luôn hướng về mẹ, về đấng sinh thành dưỡng dục. Năm nay, tôi chưa về quê thắp hương cho mẹ mà đi tìm nhân vật chuẩn bị cho bài viết thay lời cảm ơn đến những người mẹ Anh hùng của đất nước đã dành hết tình yêu thương, sự hy sinh cho dân tộc để hôm nay nụ cười trên môi trẻ thơ, để bình yên trên mỗi mái nhà, ở những con đường đi tới hạnh phúc. Đó là câu chuyện về mẹ liệt sĩ Trần Thị Sén, với 90 tuổi đời, gần 60 tuổi Đảng (kết nạp Đảng năm 1960) và cháu ngoại hiếu thảo Trần Văn Toán và Trần Văn Bình.

Lần nào cũng vậy, anh luôn đúng hẹn nơi góc phố quen, vẫn là những câu chuyện xưa cũ thoáng đã mười năm về những con gà và người nông dân mải miết ở nông trại… Nhưng không, lần này khác, có gì đó sâu lắng hơn, trầm mặc và xen lẫn âu tư trên mặt anh. Khuôn mặt vốn hài hước, hóm hỉnh, sau vài câu gợi mở là tiếng khà khà làm cho hàng ria con kiến không còn bình yên mà chao đảo mỗi khi chúng tôi gặp nhau.
Cháu Trần Văn Toán (phải) và Trần Văn Bình (trái) vào nghĩa trang Trường Sơn
thắp hương tưởng nhớ cậu ruột, liệt sĩ Đỗ Ngọc Ánh. (ảnh gia đình cung cấp)

Sau cái bắt tay thật chặt như vừa có chuyến công tác dài ngày gặp lại là câu chuyện về người phụ nữ mà anh cho là đặc biệt trong cuộc đời mình. Anh vẫn canh cánh trong lòng về bà ngoại… thấy tôi nhíu mày vẻ âu lo, anh nói tiếp: Không phải bà ốm, hay trọng bệnh gì đâu, trái gió cũng mệt và huyết áp tim mạch chút thôi, trộm vía cụ còn minh mẫn lắm, chả là năm nay cụ cũng đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” rồi, chẳng còn ai thân thiết chăm nom ngoài cháu ngoại là anh em anh, em ạ.

Chuyện đó thì rõ rồi, tôi cũng biết bà ở với anh em anh lâu rồi, anh lên Hà Nội học đại học là đã đưa bà lên ở cùng và phụng dưỡng. Người dân làng Mẹo, có nghề dệt truyền thống giữa quê lúa Thái Bình luôn ngợi khen bà vì lòng thủy chung, thay chồng nuôi con và hết lòng phục sự tổ quốc. Chồng bà tên là Đỗ Văn Chiền, sinh năm 1924 người cùng làng, vốn là chàng trai khỏe mạnh, đẹp trai, ham việc luôn được bà con xóm giềng yêu quý, đặc biệt khi ông cưới được bà, ai nấy đều vui, hết lời ngợi khen lấy được vợ hiền, vừa đẹp người lại đẹp nết. Có chồng ủng hộ, bà tiếp tục cùng chồng tham gia hoạt động cách mạng, lúc thì giao liên, khi thì các tổ chức hội, đoàn thể, dân quân tự vệ địa phương, đội du kích, rồi che giấu cán bộ cách mạng trên địa bàn. Bà vẫn nhớ như in, vào buổi tối mùa đông năm ấy, sau trận càn của giặc, xóm làng tan hoang, tang thương, xơ xác tiêu điều, tiếng con thơ gọi mẹ, tiếng vợ khóc chồng… và buổi tối năm ấy, ông không về nữa, người vợ trẻ ôm hai con vào lòng trong cái rét cắt da thịt. Linh cảm mách bảo với bà rằng, giặc thù đã cướp mất chồng, các con đã mất cha, uất hận cứ nghẹn trong lồng ngực, lòng căm thù giặc dâng lên tột độ. Nuốt nước mắt, bà nghĩ mình phải mạnh mẽ, phải sống để các con thơ có chỗ dựa, phải sống để đuổi lũ giặc cướp nước.

Người đàn bà chân yếu tay mềm ấy tưởng rằng sẽ gục ngã bởi cô đơn và khó khăn hàng ngày đè lên đôi vai gầy. Nhưng lạ thay, đôi vai ấy không yếu đi, không ngã quỵ mà lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết, bà ý thức được rằng hai con nhỏ đang rất cần mình và một sức mạnh vô hình tiềm ẩn trong bên trong. Đôi vai gầy đã gánh mùa qua, vững vàng bước lên những nhọc nhằn, những chông chênh của phận góa bụa, con côi ở vậy thờ chồng, nuôi hai con. Những tưởng ông trời công bằng, đã lấy đi của bà người chồng hết mực yêu thương thì sẽ bù đắp cho bà nguồn ai ủi khác. Bao bận cũng tính chuyện tái giá, tìm cho mình niềm an ủi lúc tuổi già nhưng bà không làm được, mọi tình yêu thương bà đều dành cho hai con và dành cho cách mạng, cho kháng chiến, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ. 
Chăm sóc bà ngoại là hạnh phúc lớn lao của cháu ngoại Trần Văn Toán (ảnh: Huy Thủy)
Còn nhớ, có lần chúng tôi đến thăm bà, sau vài ba câu chuyện hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống là những câu chuyện về quá khứ hào hùng, bà khoe với tôi rằng, năm nay đã 90 tuổi đời nhưng gần 60 tuổi Đảng rồi. Chuyện trận càn, trận đánh, chuyện thanh niên xung phong, rồi xây dựng kinh tế mới ở phía Bắc, chuyện nào bà kể cũng rất thời sự như vừa diễn ra hôm qua vậy. Riêng có chuyện về đứa con trai thì… giọng bà trùng lại, có gì đó nơi cổ họng của người mẹ già đã gần trăm tuổi, đầy yêu thương, nhớ nhung và tiếc nuối. Bà ngước nhìn về phía bàn thờ, nơi có tấm bằng Tổ quốc ghi công rồi chậm rãi nói: “Thằng Ánh tội nghiệp, mồ côi cha từ nhỏ, lớn lên đến tuổi cặp kê thì đi bộ đội, thư từ cho mẹ, cho chị được đôi ba lần thế là đi luôn”. (Liệt sĩ Đỗ Ngọc Ánh sinh năm 1950, tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hy sinh năm 1971 tại chiến dịch Đường 9). Những nếp nhăn trên khuôn mặt người mẹ liệt sĩ ấy cứ xô vào nhau, mắt mẹ nhòe đi khi kể về đứa con trai anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ của mẹ.

Ngoài trời, mưa mỗi lúc một nặng hạt, chúng tôi lặng im, cả hai cùng nhìn về phía những giọt nước đong đầy rơi tóc tóc xuống tán cây, cành lá bung nở thành hàng vạn bông hoa mưa… Thì ra, anh nặng lòng chuyện về bà ngoại. Cũng phải, chồng mất, con trai hy sinh, con gái cũng qua đời khi tuổi còn trẻ. Bà chẳng còn ai ruột thịt ngoài hai cháu ngoại. Việc chăm lo cho bà thì tôi tin là vợ chồng anh đang làm rất tốt, tôi ngưỡng mộ anh chị và hai cháu cũng bởi chữ hiếu đối với bà – mẹ liệt sĩ. 

Có lần, tôi đến thăm, bà hơi mệt thấy anh mua máy huyết áp về và đang tự đo cho bà, lấy thuốc cho bà uống, giặt khăn ấm rửa mặt cho bà… Bà cứ luôn miệng thằng Toán thế này, thằng Toán thế kia, với tình cảm yêu thương, tự hào về cháu. Còn gì hơn là khi thấy người thân già yếu luôn có cảm giác yên tâm, nương tựa vào con cháu. Không biết tôi nghĩ có đúng không nhưng có lẽ người cậu và người mẹ quá cố của anh đang vui lắm khi họ biết rằng ngày ngày vợ chồng và hai cháu đang thay họ báo hiếu cho bà, ấm áp đến nơi đến chốn.

Chị Nguyễn Thanh Hoa, cháu dâu của bà tâm sự: “Mẹ mất sớm, chồng tôi đã thiếu thốn tình cảm, sự sẻ chia, chăm sóc, hơi ấm của mẹ. Anh lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà ngoại, tình cảm của hai bà cháu rất đặc biệt. Tôi hiểu được tấm lòng của anh ấy đối với bà nên chúng tôi đã cùng nhau dành thật nhiều sự quan tâm, tình yêu thương để bà không cảm thấy cô đơn, buồn thiếu vắng lúc tuổi già. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc vì còn bà, còn chỗ dựa tinh thần, là cơ hội để chúng tôi phụng dưỡng, báo hiếu”. Lúc trái gió, trở trời, đau yếu tuổi già là lúc vợ chồng tôi nỗ lực hơn rất nhiều, không để bà có cảm giác tủi thân, hay bất an. Ngoài thuốc men, ăn uống theo tiêu chuẩn người già, chúng tôi thường xuyên mời những người cao tuổi đến tâm sự cùng bà, ôn lại những kỷ niệm thời kháng chiến cho các cháu. - Chị Hoa tâm sự.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại, không ít gia đình và những người con, người cháu vì nhiều lý do bận công việc của cuộc sống đã vô tình quên đi cha mẹ, ông bà. Không ít những trường hợp hắt hủi, chia nhau chăm sóc người thân như nghĩa vụ bắt buộc, miễn cưỡng. Và những câu chuyện đau lòng về sự ngược đãi đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Như con đánh cha già yếu, bỏ mặc bố mẹ, ông bà trong cô đơn, bệnh tật, đùn đẩy nhau nuôi bố mẹ, ông bà… 

Anh Trần Văn Toán tâm sự: Bà một lòng theo Đảng, thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với gần 60 năm tuổi Đảng, có chồng, con đều đã mất hết, bà ở một mình, vợ chồng tôi có bà ở cùng để tiện việc chăm sóc, an ủi, chia sẻ phần nào những mất mát, thiếu thốn mà bà đã phải gánh chịu. Trước khi bị tai biến, với tính cách tần tảo, chịu khó, bà luôn hết lòng vì cháu chắt. Về phần chăm sóc bà, vợ và hai con tôi đều hiểu tâm nguyện của tôi nên rất kính trọng, yêu thương và chăm lo cho bà chu đáo những lúc khỏe mạnh cũng như khi đau ốm tuổi già. Nhưng riêng có tâm niệm làm hồ sơ đề nghị các cấp phong tặng mẹ Việt Nam Anh hùng cho bà thì luôn là tâm niệm lớn mà tôi chưa làm được vì theo quy định thì cậu tôi không là người con duy nhất mà còn có cả mẹ tôi. Tuy nhiên, mẹ tôi đã mất từ rất sớm, thành ra bà còn bất hạnh hơn trường hợp chỉ có cậu tôi. Cả một đời cống hiến tuổi xuân cho đất nước, không tiếc máu xương và những mất mát ấy đã quá nhiều. Nay, bà đã gần đất xa trời, có được phong tặng danh hiệu gì với bà cũng chỉ để an ủi phần nào những mất mát ấy.

Tôi hiểu trăn trở đó của anh, cũng bởi anh hiểu được những mất mát hy sinh của ông ngoại, bà ngoại và cậu ruột rồi sự ra đi quá sớm của mẹ…với lòng biết ơn vô hạn mà từ cậu bé trường làng, anh đã nỗ lực học tập, vượt lên chính mình, hành trang mang theo là tình thương yêu của mẹ, của bà, sự kỳ vọng của cha và nếp nhà gia giáo. Bắt đầu từ những công việc nhỏ nhặt kiếm sống để rồi, học hành đỗ đạt, có công việc ổn định để mẹ được an lòng.

Hơn lúc nào hết, anh biết rằng bà sẽ chẳng ở đời với mình, nên ngày nào được ở bên, được phụng dưỡng bà là lúc đó gia đình anh thấy hạnh phúc nhất. Có thể tiền bạc, của cải với bà chẳng còn ý nghĩa lắm nhưng chắc hẳn, bà cảm nhận được tình yêu thương của vợ chồng người cháu ngoại đang ngày ngày chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho mình. Câu chuyện anh kể với tôi về bà ngoại, về cậu ruột như một sẻ chia nhân tháng tri ân Vu Lan báo hiếu mà tôi xin phép được ghi lại bằng cả tấm lòng mình xem như nén tâm nhang kính dân lên vong linh những người đã khuất và cũng như lời nhắn gửi đến thế hệ cháu chắt rằng cụ, bà và cậu đã có thời như thế…

Tôi thầm ngưỡng mộ một tấm gương hiếu thảo của người cháu ngoại đối với bà - mẹ liệt sĩ. Với tấm lòng hiếu nghĩa, báo ân, báo hiếu của anh, đức Phật sẽ gia hộ điều lành, vạn sự bình an, may mắn từ tấm lòng hiếu thảo ấy.

Nguyễn Văn Thủy, Ban Tôn giáo Chính phủ
Nguyễn Văn Thủy
Ban Tôn giáo Chính phủ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm