Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chia sẻ ngày cận Tết...

Cuối cùng cũng đến, trên bàn nhỏ có biển “cấp quà hộ nghèo” mấy cô nhân viên than gọi tên “khàn cả tiếng!”, một xấp danh sách hộ nghèo đặt bên hộp tăm pong để lăn dấu tay, người gọi tên người phát gạo trao tiền... 10 ký lô gạo trong bao nho nhỏ như tôi thấy ở chùa An Hải và chút tiền mặt cho ngày xuân, sao không ấm lòng?

Quê tôi còn nghèo lắm, lên thị xã được chút nào hay chút ấy: Một cung đường mới, lấp mấy ổ gà, khơi con mương thoát... Quét vôi chiếc cầu đúc ngang kênh đào, và...

Cận tết, tôi viếng chùa. Sư cô Nghĩa Hòa ở Phong Thạnh A, lao tác bên gốc mai vàng bên Quan Âm các, trước Chính điện bên này, vạn thọ mơn mởn chờ xuân...

Chùa Pháp Lạc ở Phường Láng Tròn tràn sắc cúc trên các kệ. Ở phường Hộ Phòng, xóm nghèo, Đại đức trụ trì chùa An Hải một mình lao tác, từng hàng gạo trong bao nho nhỏ chờ phát cho bà con nghèo, một xấp giấy bản vẽ bờ kè sẽ thi công vào tháng Giêng gieo lạc quan.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tết cận bên, khóm gọi đi nhận quà. Trụ sở UBND Phường 1 đặt trong không gian Trường THPT Nguyễn Trung Trực ngày trước, nơi tôi từng học, bà con chờ nhận quà đông quá; ngoài sân, trong hội trường, lô nhô nón lá. Sáng, chưa đến lượt. Chiều, vẫn đông. Cuối cùng cũng đến, trên bàn nhỏ có biển “cấp quà hộ nghèo” mấy cô nhân viên than gọi tên “khàn cả tiếng!”, một xấp danh sách hộ nghèo đặt bên hộp tăm pong để lăn dấu tay, người gọi tên người phát gạo trao tiền... 10 ký lô gạo trong bao nho nhỏ như tôi thấy ở chùa An Hải và chút tiền mặt cho ngày xuân, sao không ấm lòng?

Bà con nhiều quá: Người cầm theo cả xấp vé số bán dở, bế theo em bé, hàng trăm nam nữ phụ ấu... Những túi gạo, những tờ tiền nhân ái gieo hơi ấm từng mái nhà, trong những hẻm phố, đường làng khắp phường. Cô nhân viên trẻ măng, than “khan cả tiếng!” nhưng nét mặt không có vẻ gì khó chịu, cô vui chăng?

Không biết nữa, nhưng tôi rất vui... Càng thấm thái hơn từ ngữ đang thịnh: Chia sẻ.

Sẻ chia, kết nối tình người cho xuân tràn đầy mọi nhà...

Bạc Liêu, 08/02/2018

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm