Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/01/2015, 13:49 PM

Chiêm bái chùa đá Nhỡn Long

Chúng tôi về thăm chùa Nhỡn Long, thôn An Ngoại, xã Tiên Hiệp, Tp.Phủ Lý (Hà Nam) đúng vào những ngày rét đậm và những cơn mưa buốt lạnh không ngớt. Tuy là ngôi chùa cổ có niên đại trên 300 năm và đang xuống cấp nghiêm trọng, nhưng ẩn sâu trong đó là sự độc đáo, nét đẹp hoang sơ, cổ kính của ngôi chùa bằng đá.

 
 
Tiếp chúng tôi tại ngôi chùa chính, ông Trần Văn Chiến – người trông coi chùa cho biết: chùa Nhỡn Long được tọa lạc trên một gò đất cao cạnh sông Đào (một nhánh của sông Châu Giang). Ngôi chùa này có tên gọi đầy đủ là Nhãn Long cổ tự. Chùa có truyền thuyết ly kỳ và thờ duy nhất một tượng Phật, nhân dân lấy tên là tượng Phật Quan Âm tọa sơn. Do kinh tế còn khó khăn, nên mọi người trong làng lấy lá mía làm mái lợp và tre làm vách lập bàn thờ. Hàng ngày nhân dân, từ già trẻ, trai gái ai đi làm đồng về qua đều qua thắp hương. Mỗi khi đi làm ăn xa hoặc ra khỏi làng, mọi người đều vào thắp hương may mắn. Đặc biệt vào các ngày lễ Tết, con dân cháu làng đều dâng lễ để cầu sức khỏe, mùa màng tốt tươi, làm ăn thuận lợi và quốc thái dân an. 
 
 
 
Với đặc thù là mảnh đất trung du miền núi đá Đọi Sơn, nên nhân dân địa phương đã cất công lên núi chọn những khối đá to, đẹp và chắc chắn mang về đục đẽo thành các cột to nhỏ khác nhau. Sau đó tiến hành xây cất chùa Nhỡn Long mới. Toàn bộ 24 cột chính, cột phụ tạo lên khung của ngôi chùa Nhỡn Long đều làm bằng cột đá. Trên các cột được đục in hình rồng nhả ngọc, các câu đối được khắc chữ nổi thủ công bằng tay. Hiện tại ngôi chùa còn lưu giữ được đôi lục bình bằng đá cổ, 3 tấm bia bằng đá cổ, toà Cửu long, pho tượng Quan Âm tọa sơn; tòa Cửu Long đồ sộ; quả chuông năm Hoàng triều Trị Nguyên (1840) và bức cuốn thư. 
 
 
 
 
 
 
 
Tuy nhiên, hiện trạng xuống cấp của ngôi chùa cổ Nhỡn Long đang là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay. Nếu như các cơ quan, ngành chức năng từ xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý và tỉnh Hà Nam không có hướng trùng tu, tôn tạo và tu bổ kịp thời thì nguy cơ ngôi chùa cổ bằng đá Nhỡn Long bị xoá sổ là điều có thể xảy ra. Quan trọng hơn là nhân dân và các phật tử gần xa sẽ không còn nơi thờ tự, nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá và du khách không còn được chiêm bái vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa đá.
 
 
 
 
 
Đức Tuỳ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm