Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/03/2015, 15:14 PM

Chiêm bái chùa Đen trong mưa xuân Bắc Bộ

Khi những hạt mưa xuân còn bao trùm các miền quê của Bắc bộ, những luồng không khí lạnh khiến cho lòng người trở lên ấm áp và gần gũi nhau hơn. Cũng là lúc chúng tôi có dịp trở lại thôn Đen, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương để chiêm bái và vãn cảnh chùa Đen. 

 
Có mặt tại chùa Đen đầu Xuân, trong lất phất mưa phùn nghe tiếng mõ ngân vang, tiếng cầu khấn hoà vào nhau tạo nên một âm thanh đặc trưng của ngôi chùa làng yên tĩnh.
 
 
Chùa Đen được xây dựng cách đây 100 năm, nơi đây là điểm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của làng, của vùng. Cũng tại ngôi chùa này Hoà thượng Thích Minh Luân đã theo tu và xuất gia theo nhà Phật. Được sự tín nhiệm của dân làng, cụ ông thân sinh ra Hoà thượng Thích Minh Luân được giao trông coi ngôi chùa. Sau khi cụ ông mất, không có ai đứng ra trông coi, lúc này ông Nguyễn Văn Đán (gọi cụ thân sinh ra Hoà thượng Thích Minh Luân là bác ruột) đứng ra trông coi. 

Công việc của ông Đán trông coi chùa đã trên 25 năm, nhưng ông không bao giờ phàn nàn và có ý định từ bỏ. Ông cho biết: Có lẽ cái duyên của tôi và gia đình với đức Phật lớn quá nên tôi đã theo Phật. Tuy không xuất gia nhưng tư tưởng và việc làm của ông và gia đình luôn thực hiện theo giáo lý nhà Phật. Tuy là ngôi chùa thuộc gia đình quản lý, nhưng chưa bao giờ ông lợi dụng để thu lợi bất chính. Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông và những vật dụng đơn sơ và cuộc sống đạm bạc nằm ngay cạnh ngôi chùa đã nói lên tất cả.
 
Chùa Đen ngày trước có diện tích gần 1 mẫu Bắc bộ, nhưng do chủ trương giãn dân của chính quyền và ngôi chùa không nằm trong diện quản lý của địa phương nên phần lớn đất của ngôi chùa được chia cho dân ở và làm ruộng. Hiện nay ngôi chùa chỉ còn khoảng 60m2 quay theo hướng chính Tây. Năm 2002 do ngôi chùa xuống cấp và có nguy cơ đổ nát. Gia đình ông Đán đã vay mượn và các phật tử gần xa đã đóng góp trên 500 triệu đồng và ngày công lao động để xây dựng lại ngôi chùa và mua sắm các đồ thờ tự.
 
Chùa Đen hiện nay có 3 gian gồm: Tam Bảo, ban đức Ông và Mẫu. Trong khuôn viên của chùa được trồng nhiều cây ăn quả và cây cảnh, phía trước ngôi chùa là một chiếc ao rộng và hàng cau chạy dài thẳng tắp khiến cho cảnh vật ở đây yên tĩnh, gần gũi và mang hơi thở của một ngôi chùa gia đình. Tuy là một ngôi chùa nhỏ, nhưng có tiếng linh thiêng nhất vùng, do vậy, vào tuần, Rằm và lễ Tết, chùa Đen lại tất bật đón khách và phật tử khắp mọi nơi về chiêm bái và lễ Phật. 

Những hạt mưa xuân ngày càng nặng hạt khi về buổi xế chiều. Những phật tử cũng đã hoàn thành việc dâng sao giải hạn và xin phép ra về. Chỉ còn lại vợ chồng ông Đán trong ngôi chùa lạnh lẽo nhưng ấm áp tình đạo Phật và tình người.

Đức Tuỳ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngôi chùa cổ kính giữa biển khơi

Chùa Việt 11:20 27/03/2024

Linh Quang tự nằm trên một ngọn đồi cao ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý, gắn chặt với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tâm linh của các thế hệ người dân trên đảo.

Tìm về ngôi chùa cổ xưa bậc nhất TP. HCM

Chùa Việt 18:50 24/03/2024

Tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) là ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở TPHCM, do Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường lập vào thế kỷ 18.

Viếng chùa Tân Chánh

Chùa Việt 17:35 23/03/2024

Chùa Tân Chánh toạ lạc trên diện tích khoảng 3.300m2 thuộc tổ 3 thôn Phú Lộc Đông, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên, nơi tĩnh lặng và bình yên trên Cao nguyên Vân Hòa

Chùa Việt 11:00 21/03/2024

Được xây dựng trên Cao nguyên Vân Hòa, Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên trở thành điểm đến của nhiều Tăng Ni Phật tử cùng du khách, nơi tất cả được hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm hồn.

Xem thêm