Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/04/2018, 23:29 PM

Chiến tranh từ đâu sinh ra?

Chiến tranh gắn liền với việc giết hại, chết chóc, thương đau. Ai cũng đánh, giết lẫn nhau cốt để giữ được mạng sống cho bản thân mình. Cứ đánh miết, đánh miết như vậy để rốt cục chúng ta còn lại được điều gì? Là cảnh “nồi da nấu thịt”, cái chết phải đánh đổi bằng cái chết, là những đổ nát, mất mát, thương đau không gì bù đắp nổi.

Normal 0 false false false EN-US JA X-NONE

Những tòa nhà đổ nát, khói bụi đặc quánh, nước mắt, xác chết, nỗi tuyệt vọng bao trùm lên hết thảy không gian. Đây là những hình ảnh đau lòng về các cuộc chiến tranh đang diễn ra trên khắp thế giới nói chung và đặc biệt gần đây là cuộc nội chiến ở Syria nói riêng.

Khi được sống trong thời bình, chúng ta khó có thể hình dung và cảm nhận được những nỗi đau đớn mà người dân Syria phải trải qua. Nhưng chỉ cần nhìn những bức ảnh được chụp lại cũng đủ truyền tải được sự tàn khốc mà chiến tranh đang gây ra cho con người. Những bức ảnh ấy lúc nào cũng khiến trái tim tôi quặn thắt và nhói đau vô cùng!

Tôi tự hỏi: Đến bao giờ thì hòa bình mới hé rạng trên đất nước ấy? Đến bao giờ mới “hong khô” được mọi nỗi đau và sưởi ấm trái tim những con người đáng thương kia? Vì đâu mà chiến tranh cứ xảy ra liên miên như vậy?

Nếu như chúng ta thay đổi góc nhìn, thay vì tư duy bằng những lý luận về chính trị, quyền lực,… bằng cái nhìn dưới góc độ Phật pháp thì chúng ta sẽ nhận ra một điều rằng: tất cả những rắc rối của xã hội đều bắt nguồn từ những tham chấp và sự ích kỷ của con người.

Xem xét nguyên nhân của những cuộc chiến tranh và xung đột diễn ra trước đây cũng như hiện tại, ta thấy rằng: Tham ái và đam mê khoái lạc giác quan chính là những nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tranh và xung đột. 

Dù cho Mỹ hay Nga có đưa ra hàng nghìn lý do cho sự can thiệp vào nội bộ của Syria thì suy cho cùng cũng chỉ vì lợi ích của riêng họ. Để bảo vệ nhân dân, để giải quyết xung đột hay vì nguồn tài nguyên thiên nhiên và của cải vật chất của nước họ? Tiếng súng vẫn gào thét khắp mọi nơi, máu của người dân vẫn ngày ngày rơi xuống, thấm đẫm chính mảnh đất mà họ đã sinh ra, lớn lên và những mong được sống an ổn suốt cả một đời.

Sự khao khát, kiêu căng và dục vọng của bản thân là những thứ đáng sợ và chi phối mọi hành động của chúng ta.

Trong Tăng chi Bộ Kinh, Đức Phật đã dạy rằng:

“Cũng như con bò đầu đàn đi bậy thì các con bò khác đi bậy theo, một người lãnh đạo đối xử với người khác không đứng đắn thì những người dưới họ cũng làm như vậy. Một nhà lãnh đạo tồi sẽ chối bỏ trách nhiệm sau khi ông ta đẩy tất cả mọi người vào trong chỗ nguy hiểm. Vì thế, một nhà lãnh đạo tốt nên hướng dẫn mọi người đi theo con đường chân chính.”
 
Nếu như những người đứng đầu mỗi quốc gia không có chính kiến và bị những thứ dã tâm kia che mắt thì kết cục cuối cùng là cả thế giới này sẽ ngập chìm trong cảnh mưa bom, bão đạn, khổ đau khôn xiết. Cuộc nội chiến Syria dù có kéo dài hàng chục năm nữa cũng chưa thể kết thúc.

Chiến tranh gắn liền với việc giết hại, chết chóc, thương đau. Ai cũng đánh, giết lẫn nhau cốt để giữ được mạng sống cho bản thân mình. Cứ đánh miết, đánh miết như vậy để rốt cục chúng ta còn lại được điều gì? Là cảnh “nồi da nấu thịt”, cái chết phải đánh đổi bằng cái chết, là những đổ nát, mất mát, thương đau không gì bù đắp nổi.

“Không chỗ nào trên đời này có thể tránh được ác nghiệp”. Gây tạo chiến tranh chính là một trong những ác nghiệp lớn nhất ta đã gây ra trên cuộc đời này. Thử nghĩ mà xem, mỗi người người lính bước chân ra chiến trường là bỏ lại sau lưng mình đứa con thơ, người vợ hiền và người mẹ già còm cõi đợi mong tin con trở về. Vậy mà một cuộc chiến tranh nổ ra có biết bao nhiêu người lính đã phải ngã xuống, biết bao nhiêu trái tim đã bị vỡ nát mà cả đời họ khó có thể lành lại.

Hãy nghĩ đến sự vô thường của vật chất. Tiền tài, của cải có thể hôm nay ta chiếm được rất nhiều nhưng liệu có chắc đến một ngày ta sẽ không bị nước khác chiếm mất không? Ta đâu có thể gieo rắc nỗi bất hạnh cho quốc gia khác mà lại mong cầu hòa bình cho đất nước của mình được. Quy luật nhân quả thường đến muộn nên người ta hay coi thường cũng vì lẽ ấy!

“Oán thù không thể dập tắt được oán thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được oán thù mà thôi.”
Xin hãy dừng chiến tranh, xin tiếng súng đừng “gào thét” phá tan bình yên nơi mỗi gia đình…

Để nỗi hoảng sợ không còn hiện lên nơi ánh mắt các em thơ. Để những người vợ, người mẹ không bị mất đi người chồng, người con mà họ thương yêu… Mong sao Syria và những con người đáng thương kia sẽ được “chạm tay” vào hòa bình, vào bình yên và “chạm” lại vào sự an nhiên nơi tâm hồn! 

Kim Tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm