Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 04/02/2013, 09:24 AM

Chiều Chủ Nhật cuối cùng năm Nhâm Thìn: Duyên ngộ phỏng vấn Phật tử 7 tuổi tại chùa Quán Sứ

Tôi tin và nhớ tới câu mà bà nội nói với tôi hồi nhỏ “Trẻ vui nhà, già vui chùa” hoàn toàn lạc hậu với thời nay. Ở thế kỷ 21 này, chúng ta cần làm tất cả để đạo Phật đến với mọi người dân, nhất là các em nhỏ.

Chiều chủ nhật cuối cùng của năm Nhâm Thìn, tôi quyết định đến chùa Quán Sứ để lễ Phật cũng như vãng cảnh chùa trước khi bay vào Sài Gòn tham gia tổ chức Lễ hội Đường Sách đúng 1 tuần của Tết Quý Tỵ. Ấn tượng đặc biệt là hình ảnh 2 anh em Phật tử tý hon đến chùa.

 

Tôi lững thững đi theo 2 người con của đức Phật. Hai anh em vào chùa lễ Phật, ngồi trước bàn thờ Phật… như người lớn. Hai anh em dẫn nhau ra và… tham gia góp tiền công đức xây dựng chùa Quán Sứ. Tôi nhìn rõ tờ tiền 50 ngàn mà 2 phật tử nhí được bác của các con cho từ trước. Từng động tác đọc, tìm hiểu, xin cúng dàng, nhận phiếu… không khác gì chúng ta, những người đã tu cả chục năm nay.

Tôi lững thững đi theo 2 Phật tử tý hon con tên là Nguyễn Minh Anh và Nguyễn Khánh Hà, nhà ở quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội. Minh Anh 7 tuổi và còn em của cậu bé mới 2 tuổi. Sau khi biết rằng không thể mua ở đây bộ quần áo lam cho các bé 2 tuổi, tôi quyết định đi hỏi từng hang bên ngoài và phát hiện ra 1 quầy có bộ quần áo lam dành riêng cho trẻ nhỏ. Thế là món quà vô cùng ý nghĩa ngày cuối năm của tôi dành cho Khánh Hà chính là bộ quần áo cho Phật tử … 2 tuổi.

 

Chiều Chủ nhật cuối năm của tôi lại hướng theo một lộ trình mới: Đi theo 2 Phật tử nhí tham quan hồ Gươm. Rất nhiều người ngạc nhiên khi thấy các bé mặc 2 bộ đồ đẹp. Rất nhiều người chụp ảnh các bé, trong đó có nhiều người nước ngoài. Tôi ấn tượng với anh Juan, một phóng viên Tây Ban Nha chụp liên tục 2 Phật tử nhí… để mang về xứ bò tót.

 

Tôi lang thang bên hồ Hoàn Kiếm và tranh thủ phỏng vấn “anh bạn” Phật tử 7 tuổi. Một phóng sự đặc biệt của tôi cuối năm này:

Con học lớp mấy và ở trường nào?

Con học ở lớp 2A1, trường tiểu học Ban Mai.

- Con có biết đức Phật là ai không?

Đức Phật là một hoàng tử, tên là Tất Đạt Đa, ở nước Ấn Độ. Con của vua nào thì con không nhớ lắm, hình như là vua Tịnh Phạn…

- Lần gần đây nhất con đến chùa nào?

- Con đến chùa Hưng Khánh ở ngoại thành Hà Nội, hơi xa nhà con một tý.

- Con đến chùa Hưng Khánh để làm gì?

- Để học theo đức Phật. Để học giỏi, để thông minh, để khỏe mạnh.

- Con có nhớ chương trình mà con tham gia hôm đó không?

- Mừng ngày đức Phật thành đạo ạ.

- Hôm đó con ở đó mấy ngày và làm gì?

- Con ở đó 2 ngày. Con được tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật và thả hoa đăng nữa. Con còn được ăn cơm chay ở chùa nữa ạ.

-  Ấn tượng lớn nhất của con trong chuyến về chùa Hưng Khánh lần đó là gì?

- Con được ngủ cùng với sư ông Thích Minh Tri cùng một giường.

- Hay quá. Đặc sắc quá. Chúc mừng con. Thế hôm nay con lên chùa Quán Sứ để làm gì?

- Để được lễ Phật, được cho tiền vào góp công đức xây chùa, được chụp ảnh.

- Con mặc quần áo màu lam có thấy đẹp và có thích không?

- Có thích và thấy rất đẹp ạ.

- Con có muốn dẫn em đi chùa không?

- Có chứ ạ. Hôm nay con dẫn em Nhím con vào chùa đấy chứ ạ.

- Con có mong muốn gì bây giờ, trong lúc này?

Con muốn học giỏi, nhất là môn tiếng Anh để có thể nói chuyện với chú Tây Ban Nha, 2 ông bà người Anh và những người nước ngoài vừa xong được dễ dàng. Con thích lớn lên là người học giỏi để giúp ích cho đời. Con còn muốn nhiều bạn nhỏ như con có quần áo lam và đi chùa như con.

 

Tôi về đến nhà khi trời đã lên đèn. Tôi mở máy ảnh ra và ngay lập tức xem lại các ảnh mới chụp được chiều nay. Tôi gõ ngay những dòng chữ này gửi trang tin điện tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với mong muốn ngày càng có thêm nhiều Phật tử nhí như bé Minh Anh và Khánh Hà.

Tôi tin và nhớ tới câu mà bà nội nói với tôi hồi nhỏ “Trẻ vui nhà, già vui chùa” hoàn toàn lạc hậu với thời nay. Ở thế kỷ 21 này, chúng ta cần làm tất cả để đạo Phật đến với mọi người dân, nhất là các em nhỏ.

Tôi nhắm mắt lại là mơ đến những ngôi chùa, hay những khóa học mà toàn là các Phật tử nhí. Nếu được như vậy thì thật là vui cho dân tộc Việt Nam.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm