Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/04/2016, 15:55 PM

Chơi pháo đất "khủng" ở chùa Phúc Linh, Hải Dương

Chiều 03/04/2016, tại chùa Phúc Linh (Ninh Giang, Hải Dương) diễn ra trò chơi thi đấu pháo đất nằm trong chương trình lễ hội truyền thống chùa Phúc Linh năm 2016.

Đây là môn thể thao phổ biến ở một số tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, tuy nhiên mỗi một địa phương lại có cách thể hiện khác nhau.

Trao đổi phóng viên báo Gia đình & Xã hội, sư thầy Thích Nữ Giới Vân - trụ trì chùa Phúc Linh cho biết: "Trò chơi pháo đất có từ thời cha ông chúng tôi, trong thời kỳ chống thực dân Pháp chính trò chơi này tạo thành những tiếng "sấm" để đuổi tà ma, quân thù và các thế lực xấu ác.
 
Đến năm 2007 trở về đây, trong mỗi lần chàu Phúc Linh tổ chức lễ hội truyền thống, nhà chùa và chính quyền địa phương đều tổ chức trò chơi thi đấu pháo đất. Đây là môn thể thao cổ truyền của dân tộc, vừa rèn luyện sức khoẻ dẻo dai, vừa thể hiện tính đoàn kết và tính cộng 

Trò chơi pháo đất có hai loại hình thi đấu, pháo đơn và pháo đôi. Đối với loại hình pháo đôi có từ 2- 3 pháo thủ cùng làm chung một pháo. Đất dùng để thi đấu là loại đất có độ dẻo và bền, trước khi dùng đất làm pháo phải loại bỏ các tạp chất và dùng bột gạo trộn lẫn để tạo độ dẻo cho đất.
 
Để tạo nên một quả pháo, các pháo thủ dùng chân nén bốn xung quanh và dùng tay cắt tạo thành hình chữ nhật, hoặc hình bầu dục. Khi phần đất thừa của mỗi quả pháo được các phảo thủ dùng dao cắt cho gọn, lên khung và tạo vành khung. Sau khi lên khung xong, các pháo thủ dùng dao khía xung quanh khung pháo tạo độ rãnh để khi gieo pháo xuống, độ rãnh đó sẽ bung ra. Đồng thời cắt một đoạn khung trên đầu pháo để tạo đầu ra cho khung pháo. Khi cắt rời mép khung pháo, pháo thủ lại gắn lại tạo độ bám hờ.
 
Môn thể thao này thu hút nhiều lứa tuổi tham gia. Thành tích thi đấu được cộng dồn ở các hiệp, sau đó chọn đội nào dài dây nhất trao giải.
 
 

Nguồn: Đức Tuỳ/Báo Gia đình & Xã hội
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm