Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chú Ân năm Nhuận ăn Tết nhầm (Phần 1)

Lúa chét non là lúa ở cánh đồng vụ mười, gọi là vụ chiêm xuân, sau khi cắt rồi thì từ thân cây rạ lúa lại mọc lên rồi trổ bông. Chú đã cho tôi xem gạo nếp chét sau khi gói bánh còn sót lại, gạo màu trắng trong, hương vị lại thơm thơm mùi nếp mới

Hôm qua tôi về quê nghe dân làng xôn xao; chú Ân năm nay ăn Tết sớm vì nhầm lịch, ngày 30 tháng 11 Âm tưởng là 30 Tết (không biết là năm nay nhuần hai tháng Tư). Vậy là còn một tháng nữa mới đến Tết. Bán tin, bán nghi, tôi đã tìm sang nhà chú ấy xem thực hư thế nào.

                                  Chú Ân và bánh Tết gạo nếp chét

Nhà chú trước ở giữa làng thuộc thôn 3 sau lên định cư cùng xóm với tôi. Tôi đã đi bộ sang nhà chú trong ánh chiều đang buông xuống, cửa vẫn đóng im lìm, tôi cất tiếng gọi: “Chú Ân ơi! Vẫn không thấy nói gì, tôi nghĩ là chú đi vắng, tôi liếc nhìn vào khóa cửa thì cửa vẫn không cài then, tôi cất tiếng gọi lần hai: Chú Ân ơi! Trong nhà vang lên câu trả lời khe khẽ: “Ai đấy”.

Tôi trả lời chú: Tuấn đây mà.

Chú mở cửa đón tôi trong cái bắt tay thật đầm ấm. Tôi bước vào nhà không khí Tết đã tràn về thật sớm với chú, mùi hương trầm thoang thoảng trên bàn thờ. Chú thái bánh mời tôi, vì bánh nấu sớm nên đến giờ đã cứng. Mâm cỗ Tết thật đơn sơ chỉ có bánh chưng ống và bát nước mắm chú vừa rót ra còn thơm phức mùi vị, và một chai rượu nút lá chuối vừa rót trong can ra.

Không gian ngoài trời se se trong cái lạnh mùa đông. Tôi nhâm nhi chén rượu lòng cảm thấy lâng lâng, hoài cổ. Tết đã đến với chú và đến cả trong tôi. Cảm ơn chú đã cho tôi cảm giác đón Tết trong mùa đông, trong cái lạnh mà đó là qui luật của muôn đời. Nhìn ra ngoài trời những làn sóng nhẹ nhấp nhô trên hón chảy ra sông Bảy, nơi những kỷ niệm tuổi ấu thơ tôi gắn bó với dòng sông, ngọn hón. Rượu đã bén men xuân chú thì thầm kể cho tôi nghe chuyện về nồi bánh chưng mới nấu: “Tôi nấu bánh chưng vào chiều 30 tháng 11 Âm lịch, tôi cứ ngỡ như mọi năm, tôi không biết năm nay nhuần hai tháng Tư, khi anh nói tôi mới biết là mình đã nhầm 30 tháng 11 với ngày 30 mươi Tết rồi. Gạo mà tôi gói bánh chưng đây là gạo lúa chét tôi đi mót về, gọi là lúa chét non, gạo này rất ngon, hương vị lại thơm nữa”. Chú giải thích: “Lúa chét non là lúa ở cánh đồng vụ mười, gọi là vụ chiêm xuân, sau khi cắt rồi thì từ thân cây rạ lúa lại mọc lên rồi trổ bông”. Chú đã cho tôi xem gạo nếp chét sau khi gói bánh còn xót lại, gạo màu trắng trong, hương vị lại thơm thơm mùi nếp mới.

                         Nguyễn Văn Tuấn và lát bánh Tết nhà chú Ân

Mấy tháng trời dành dụm để có nồi bánh chưng thơm, chú kể cho tôi nghe nỗi vất vả của cuộc đời. Tôi thấy thương chú nhiều, sờ vào túi còn hai mươi nghìn tôi mừng tuổi chú gọi như là tiền mừng xuân vậy, chú cầm mười nghìn đồng có in hình ảnh Bác Hồ, còn mười nghìn đồng trả lại tôi đem về nuôi cháu Ngân.

Tôi cảm động và thương chú nhiều hơn. Tôi hỏi chú: “Chú ăn Tết bây giờ, vài hôm Tết Nguyên Đán đến thật thì lấy gạo đâu mà nấu bánh chưng?. Chú gãi đầu rồi chuyển sang câu chuyện khác”. Tôi đoán được tâm trạng, tôi tự hứa trong lòng Tết nay tôi sẽ giúp chú một nồi bánh chưng ăn ba ngày Tết. Tôi không dư dả, cuộc sống còn nhiều khó khăn, ở thành phố tôi vẫn đi thuê nhà. Nhưng chia sẻ được những vất vả của người khác cũng làm cho lòng mình thanh thản hơn. Dân tộc ta có truyền thống: “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hay “lá lành đùm lá rách” và: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Chia sẻ niềm vui nỗi buồn với những người xung quanh đó cũng là đạo lý và nhân văn của mỗi chúng ta. Nhân văn ấy sẽ làm cho cộng đồng chúng ta thêm găn bó và thân thiện, đoàn kết hữu ái, từ bi trong đại từ bi của Phật pháp.

Trong giây phút suy tư tôi đã đưa mình về thực tại, nhìn chú rít một hơi thuốc lào thật sảng khoải, những làn khói nhả ra như chú đang thả hồn vào không gian, trầm mặc, thoát mình ra khỏi cảnh đời bon chen, danh lợi. Cơn gió lạnh ngoài trời thổi vào căn phòng nho nhỏ, chú với tay lấy chiếc áo ấm cũ đã sờn vai khoắc lên mình cho đỡ lạnh. Tôi nâng chén chúc chú một tiếng keng nhẹ vang lên làm bắn mấy giọt rượu ra ngoài. Rượu chú mời đã làm thanh tâm tôi ấm lại, chú nhắc đến bố tôi, vì bố tôi mới mất hơn một tháng, đó là ngày 19/11/2012. Ngày mà cả nước đang chuẩn bị đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày tôn vinh những người thầy, người cô, những người đã góp sức và trí tuệ vào sự nghiệp chung của đất nước.

Mộ bố tôi nằm ngay sau nhà chú Ân đang ở, chú đã khơi lại tình cảm và lòng nhớ bố trong tôi. Tôi đã khóc trong lòng nhưng chú thì không thể đoán ra. Vậy là năm nay tôi và những người anh, chị tôi, các cháu tôi không được đón cái Tết với bố nữa. Cũng như những sáng ba mươi không được cùng bố ra mộ thắp hương mời ông, bà gia tiên về ăn Tết. Con đường mòn, hàng tre làm thanh lũy dẫn ra khu đồng đỗ đi qua nhà chú Ân và bác Khen, cháu Đường, anh Nghiệm, nhà thím Vây không còn nhìn thấy hình ảnh bố đi về mỗi bữa. Nỗi trầm mặc trong tôi hoà trong mùi hương Tết sớm của chú vừa mới thắp trên bàn thờ.

Chú sống một mình phía trên là dòng sông Bảy dẫn nước ra đền Tam Giang, phía trước là hón và cánh đồng thoai thoải cói xanh. Hàng dừa phe phẩy những chiếc lá cuối đông nghiêng mình bên ao nước mát. Chú sống thật đơn sơ, cái bếp thì chú dỡ đi làm chuồng chim, Chú bán cho cu Hiệu nhà anh Hoạt năm mươi nghìn đồng, cu Hiệu đã đưa chú thêm năm mươi nghìn là tròn một trăm. Chú là người khéo tay tôi lấy máy tác nghiệp báo ra chụp lưu niệm chú bên mâm cỗ Tết và nồi bánh chưng. Bên cây sanh mới triêt đó là sản phẩm mà chú mới hoàn thành để đón xuân sang.

                                      Cây Sanh nhà chú Ân

Tôi tạm biệt chú ra về trong lòng dâng lên cảm giác thật buồn buồn, nhìn xa xa ánh chiều đã hắt xuống sông quê một khoảnh khắc mờ mờ ảo ảo. Tôi bước trên con đường mòn, trên lối cũ về nhà, vẫn thấy ngọn đèn dầu nhà chú lóe sáng lên.

Mong cho chú và những người có hoàn cảnh như chú có một mùa Xuân và cái Tết thật đầm ấm, vui tươi. Lòng miên man thương cho  những thân phận ở muôn nơi trong những ngày giáp Tết. Thầm đọc nhẩm mấy câu bố tôi thường đọc: “ Đêm ba mươi thắp đèn cho sáng, têm đĩa trầu thắp nén hương thơm, Cha ơi! Cha! dậy tét bánh đi cha, tết mất mùa làm gì mà có bánh hả con.”

Tết này tôi sẽ sang ăn Tết cùng chú…

Còn nữa...

Ngày 14 tháng 01 năm 2013 – Quí Tỵ

Nguyễn Văn Tuấn (Tế Nông - Tế Độ - Nông Cống - Thanh Hóa)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Phật giáo thường thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Nhiệm mầu của sự mỉm cười và im lặng

Phật giáo thường thức 10:52 24/04/2024

Có 2 điều đơn giản trong cuộc sống sẽ giúp bạn vượt qua được khó khăn và tránh những rắc rối là như sau:

Khổ đau có nhiều hơn hạnh phúc?

Phật giáo thường thức 10:10 24/04/2024

Người đệ tử Phật cần bình tâm quán sát để thấy được khổ là bản chất của cuộc đời. Đây là một tuệ giác lớn để luôn tự chủ, tự tại trước mọi đổi thay, biến động.

Tịnh độ trong trái tim ta

Phật giáo thường thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Xem thêm