Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chữ Dũng - điểm tựa sức mạnh của người con Phật

Thông thường, đa phần người ta hiểu rằng cửa thiền là nơi xa lạ với trần tục, kinh điển nhà Phật chống đối triệt để việc sử dụng bạo lực trong cuộc sống, yêu chuộng hòa bình, nhân ái ngay từ ý nghĩ và ngôn từ nói chi chuyện đấm đá, bạo lực. 

Mùa nhập Hạ, tăng, ni giữ gìn đến mức không dám đi mạnh sợ vô ý làm chết côn trùng! Người đời, qua các ước lệ đạo đức và luật pháp, việc xác lập tội khi và chỉ khi hành vi gây thương tổn cho người khác với hậu quả có thể sờ mó cân đo đong đếm được. Nhưng với con nhà Phật, theo kinh điển, ngay việc khởi nghĩ xấu trong đầu óc đã là có tội, phải sám hối!

Khi phát khẩu (ngôn ngữ) gây tổn thương người ta thì tội rõ ràng hơn, còn hành động trong thực tế như sát sinh, trộm cắp...thì đã là tội trọng. Cho nên người tu dù xuất gia hay cư sĩ tại gia, hay chập chững ở ngưỡng của nhà Phật, trong tâm và dưới mắt người khác, đấy là người hiền. Cho nên người ta nghĩ nhà Phật xa lạ với sức mạnh là có căn cứ ở góc độ nào đấy, song không hoàn toàn chuẩn xác.
 
Trong xã hội đa đoan, tồn tại rất nhiều khác biệt, sự tồn tại của sức mạnh và sử dụng sức mạnh có khi là phổ biến. Trong môi trường ấy, người tu cần có sức mạnh bên trong để chế ngự thân tâm, giữ giới, tinh tấn trên đường tu gian nan.

Sức mạnh đó là sức mạnh để bảo vệ chánh pháp, chùa chiền trước thú dữ hay sự cướp phá, để tự vệ hợp lẽ. Nói chung, không có sự thoát ly sức mạnh, vấn đề là sử dụng sức mạnh như thế nào để không trái với giới luật và lý tưởng tôn giáo của mình. Thiền định là một sức mạnh. Khi người tu tuân thủ rốt ráo giới luật, một điều vô cùng khó, sẽ sở đắc sức mạnh đáng kể ấy, theo đó là sự minh triết nội tâm và sức khỏe, sự chịu đựng. Thinh lặng nhưng nội tâm phong phú, như mặt nước lặng lẽ nhưng mang trong mình khả năng tạo sóng với sức mạnh lan tỏa bao trùm. 

Bi - Trí - Dũng để người tu nương theo, Bi là từ bi, thương xót hết thảy chúng sinh dù là con người hay chỉ là côn trùng, cỏ cây, hoa lá, Trí tức là trí tuệ, minh triết, Dũng tức dũng cảm - sức mạnh. Người tu từ bi, sáng suốt nhưng không thụ động hoàn toàn mà mạnh mẽ, dũng cảm, có sức mạnh. 

Chữ Dũng là như thế.

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hạnh phúc trong hôn nhân có hoàn toàn là thuận pháp?

Phật giáo thường thức 13:45 24/04/2024

Hỏi: Chồng con bảo mới đầu thích con, muốn chinh phục, khi có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn và cùng nhau trải qua nhiều chuyện thì hiểu hơn về con, lúc này tình cảm sâu đậm hơn. Quá trình tìm hiểu dẫn đến yêu và cưới của con có đang thuận pháp không thầy, khúc đầu có phải là tham ái không ạ?

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Phật giáo thường thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Nhiệm mầu của sự mỉm cười và im lặng

Phật giáo thường thức 10:52 24/04/2024

Có 2 điều đơn giản trong cuộc sống sẽ giúp bạn vượt qua được khó khăn và tránh những rắc rối là như sau:

Khổ đau có nhiều hơn hạnh phúc?

Phật giáo thường thức 10:10 24/04/2024

Người đệ tử Phật cần bình tâm quán sát để thấy được khổ là bản chất của cuộc đời. Đây là một tuệ giác lớn để luôn tự chủ, tự tại trước mọi đổi thay, biến động.

Xem thêm