Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/04/2013, 10:18 AM

“Chủ nhà chùa” trong thời hội nhập

Nếu như ngôi chùa là linh hồn của Phật giáo thì sư trụ trì chính là linh hồn ngôi chùa. Ngôi chùa có mang tính nhập thế và hưng thịnh hay không là do đạo hạnh và tài năng lãnh đạo của vị trụ trì

Phải có tầm nhìn và sự hiểu biết

Trong thời kỳ hội nhập, xã hội ngày càng có nhiều chuyển biến thì càng đòi hỏi các vị sư trụ trì các chùa, các tự viện phải thay đổi về tầm nhìn và sự hiểu biết sao cho phù hợp.

“Trước hết, người trụ trì phải nghiêm trì giới luật, giữ gìn đạo hạnh, đồng thời phải có quá trình học tập nghiêm túc, đối nhân xử thế sao cho hài hòa giữa các chúng (xuất gia, tại gia - PV)” - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự TW GHPG Việt Nam chia sẻ.

Cũng theo HT Bảo Nghiêm thì bên cạnh đó, vị trụ trì cần tích cực trau dồi kiến thức, kỹ năng đời sống như: hiểu biết về xã hội, hiểu biết về pháp luật, chính sách của Nhà nước. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tổ chức điều hành, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, thuyết giảng...
 Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - trụ trì chùa Bằng A đồng thời là người lãnh đạo Phật giáo Thủ đô trong thời kỳ hội nhập.

Nhận thức được vai trò của mình trong cộng đồng và để đóng góp theo tinh thần tịnh hóa xã hội được lành mạnh. Người trụ trì cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp như xã hội hóa, quần chúng hóa các nghi lễ, lễ hội Phật giáo. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp, nội dung tu học Phật pháp phù hợp với các đối tượng khác nhau.

“Bên cạnh các hoạt động, sinh hoạt truyền thống của nhà chùa, vị trụ trì cũng cần tích cực tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng, thiết thực và gắn bó với đời sống xã hội. Đặc biệt là phải có quan hệ tốt, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, đoàn thể đối với hoạt động của chùa” - HT.Thích Bảo Nghiêm nhấn mạnh.

Hiện nay, đã có nhiều vị trụ trì phát huy được vai trò của tứ chúng trong hoạt động của chùa như tổ chức hợp lý các đạo tràng, các hình thức tu học cho các đối tượng khác nhau.

Nâng cao vai trò truyền trao chính pháp

Người làm trụ trì trong thời kỳ hội nhập, ngoài công việc phục vụ tín ngưỡng thì phải có một đời sống tâm linh, để đưa chính pháp của đức Phật đi vào đời sống của con người.

Đồng thời giúp phật tử không dừng lại ở niềm tin tín ngưỡng mà chuyển sang niềm tin có trí tuệ, hướng phật tử dung hòa được pháp môn tu tập.

Theo Thượng tọa Thích Tấn Đạt - Ủy viên Thường trực HĐTS TƯ GHPG thì vị sư trụ trì phải làm sao để định hướng, vạch ra được một phương thức Hoằng pháp. Ngoài ra, phải có sự nhận thức sâu sắc về vai trò và nhiệm vụ của một vị trụ trì đối với hội chúng và sự tồn vong của Phật pháp.

Trong đó, vị trụ trì đóng vai trò rất quan trọng vào sứ mạng “Truyền trì mạng mạch Phật pháp” của đức Thế Tôn ở các trú xứ, cơ sở tự viện... của Giáo hội tại địa phương.

“Vị trụ trì là những người nhận lãnh sứ mạng tiếp tăng độ chúng, truyền trao giáo điển của đức Phật cho chúng hữu tình, làm sáng tỏ lời dạy của Ngài. Giúp cho tứ chúng nhận thức được đạo lý giác ngộ, giải thoát để chuyển hóa tâm thức, tạo dựng một đời sống an lạc và hạnh phúc ngay tại thế gian” - TT.Thích Tấn Đạt cho hay.

Hơn thế nữa, vị trụ trì còn là một bộ phận thừa hành Phật sự có nhiệm vụ giảng giải, đúc kết, truyền đạt những tinh hoa giáo điển của đức Phật đến các thế hệ nối tiếp. Tạo dựng mọi người có một tinh thần phấn khởi, một phong trào học Phật lớn mạnh, một sự phát tâm tu tập, một nhận thức sâu sắc trong cuộc sống và trên bước đường tiến tu đạo nghiệp.

“Từ đó chuyển hóa những tâm niệm hẹp hòi, ích kỷ lâu nay của mình, mở rộng lòng vị tha đến với mọi người. Nhờ vậy mà con người có điều kiện gần gũi nhau hơn, quan tâm đến đồng loại nhiều hơn, cuộc sống cảm thấy có ý nghĩa, an lạc và hạnh phúc hơn” - TT.Thích Tấn Đạt nhấn định.

Tác giả: BH/Nguồn: Kienthuc.net.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm