Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chú Thương quét sân chùa...

Về chùa được ít ngày, chú đã thưa với Thầy: Số con khó tu mà làm phúc nhiều việc, khó bề chăm lo kinh sách. Thôi thì quét sân chùa cũng là tu, cũng là làm phúc Thầy ạ!

Khi tôi hỏi: Thưa chú, nhân duyên đến với cửa chùa, được nương nơi Thầy. Chú thấy thế nào ạ? 

Chú Thương có phần lí nhí, ngọng nghịu đáp: Cháu thấy bình thường ạ!

Nương nhờ cửa chùa Thọ Am, đến với quý Thầy Thích Đàm Hồi, dù là nam, hay nữ thì khi ở chùa đều gọi là chú. Đó là với những ai đã lứa tuổi thanh niên. Và vẫn đang cùng đường học đạo.

Chú Thương, tên thật là Nguyễn Thị Thương, năm nay 24 tuổi, là chú tiểu duy nhất ở chùa Thọ Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội mang trong người “Chất độc màu da cam”. Chỉ biết chú Thương quê ở Hòa Bình, chú mồ côi sớm, được một sư thầy ở chùa làng thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định nuôi từ nhỏ. Nhưng bởi chú Thương có tướng “dị hợm”, nên bà con trong vùng khi đó khó ưa, xa lánh và có phần miệt thị. Thầy Thích Đàm Hồi cùng quê ở Nam Định, qua sự chia sẻ gửi gắm của sư thầy nhận nuôi chú Thương từ nhỏ, đã đón chú về với mái chùa Thọ Am. Đến nay đã được hơn 10 năm.
 


Chú Thương

Chú Thương rất chăm chỉ, chẳng nề hà công việc gì. Hàng ngày quét dọn sân chùa, hỗ trợ mọi công việc, và cứ có việc làm là chú thấy vui. Về chùa được ít ngày, chú đã thưa với Thầy: Số con khó tu mà làm phúc nhiều việc, khó bề chăm lo kinh sách. Thôi thì quét chùa cũng là tu, cũng là làm phúc Thầy ạ!

Thời gian ngắn ngủi của buổi trưa ngày mồng Một đầu tháng, qua câu chuyện cũng rất ngắn cùng Thầy Thích Đàm Hồi, tôi chỉ kịp ghi lại chút thông tin về chú Thương, như thế… 

Chú Thương, được sư thầy Thích Đàm Hồi ban pháp danh là Thích Tịnh Thương. Với chú, Thầy như người mẹ hiền thứ hai…

Chợt nghĩ, nhiều người có duyên đến với cửa chùa, được ở chùa, nương nhờ Tam Bảo, nương nhờ Chư Phật thì thấy thế nào nhỉ? Họ có thực sự thấy bình thường, như chú Thương?

Ngẫm đến mình, nhân duyên đến với đạo Phật bấy lâu, nhiều lần được đến chùa, ở chùa dự khóa lễ. Có chùa được qua thường xuyên, con cũng cảm nhận sự thanh thản trong tâm hồn. Nhưng, vẫn còn đó ngổn ngang, bộn bề những cung bậc cảm xúc, dù cũng dần biết hài hòa mọi chuyện.

Đang vào mạch viết bài, điện thoại reo, sư muội gọi điện, lâu lâu chúng tôi chưa trò chuyện. Chia sẻ qua với sư muội về nội dung bài viết, chủ đề tựu chung hai chữ “bình thường”.

Sư muội như thấu hiểu, đã chia sẻ: Ừ. Đúng nhỉ. Giờ muội mới nhận ra như vậy. Mọi việc nên đơn giản đi. Sao cứ hoa mỹ làm gì. Bình thường, mới đáng quý. Bình thường như vốn có. Đó chính thật tâm, bản tính của mình vậy.

Chắc các bạn, cũng cảm thấy hổ thẹn như tôi tự ngẫm bản thân mình. Khi, mình có duyên đến với đạo Phật đã lâu, cũng dần thấm nhuần giáo lý nhà Phật, mà chưa thấy “bình thường” như chú Thương. Vẫn còn đôi lúc viển vông, nghĩ gì đó phải thật hoành tráng tít xa...

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thuyết luân hồi

Phật giáo thường thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Bài học khi sinh ra làm người nữ

Phật giáo thường thức 08:32 25/04/2024

Thưa Thầy, hiện giờ, con vẫn trăn trở về khái niệm "sứ mệnh" cuộc đời mà chồng con luôn nói đến - đó là việc phải sinh ra con cái, nuôi dạy chúng khôn lớn để đền đáp cuộc đời. Đó là lý do chính anh ấy ra đi.

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Phật giáo thường thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Phật giáo thường thức 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Xem thêm