Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/04/2015, 15:47 PM

Chữ tình

Tôi có quen thân một bác sĩ trưởng khoa bệnh viện tuyến cuối có thâm niên công tác tại khoa phục hồi chức năng hàng chục năm ròng. Ông là một thầy thuốc có tâm, có tầm. 

Mấy chục năm làm nghề y ông đã giúp rất nhiều bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường. Có chuyên môn sâu về tâm thần học, vị bác sĩ khả kính ấy đã gắn bó với đồng nghiệp dấn thân ở một nơi chốn mà không phải ai cũng mặn mà.

Bao nhiêu phận đời đã đến rồi đi, song ông nhớ hết. Ông kể tôi nghe không vấp váp về bất cứ một trường hợp nào. Những bệnh nhân hoàn cảnh quá nghèo, vướng tâm bệnh trong bước đường cùng. Những bệnh nhân bị ruồng bỏ, nương vào thầy thuốc như người cật ruột….Có một cái Tết, không khí bệnh viện vắng lặng, vị trưởng khoa giật mình khi nghe một nữ bệnh nhân bất giác nhắc về người chồng cũ, quê xưa sau bao nhiêu năm dài im lặng. Rồi một bệnh nhân đau khổ vì bị phụ tình, chỉ có thể trao đổi với bác sĩ điều trị bằng bút - bút đàm. Người nữ khốn khổ ấy hầu như bị cấm khẩu. Ông đã kiên trì khơi gợi, thủ thỉ cho đến một ngày nữ bệnh nhân dè dặt nói bằng lời và ông coi như được một phần thưởng vô giá.
 
Chữ tình xuyên suốt cuộc đời phụng sự y đạo của ông, từ khi tóc hãy còn xanh đến khi nhuốm bạc. Điều trị bệnh tâm thần, vực dậy những người bị tổn thương nặng nề trong tâm hồn sâu thẳm, cần cái tâm của người thầy thuốc hơn cả hóa dược. Dài lâu như thế trong sự dấn thân đã khiến người thầy thuốc không khác nhiều những vị xả thân vì lý tưởng tôn giáo. Ông lắng nghe một cách đầy nhạy cảm mọi nỗi khổ đau của nhân sinh qua những phận đời cụ thể. Ông tham gia các đợt khám và điều trị từ thiện do các cơ sở tôn giáo tổ chức một cách tự nhiên như công việc “chính khóa” của bệnh viện. Ông đi khắp nơi: Kiên Giang, Vũng Tàu, Hậu Giang…trong những chuyến làm việc thiện nguyện vất vả song ông cho là cơ hội để cống hiến cho đời.

Bao nhiêu năm gắn bó với bệnh viện tâm thần T.Ư II Biên Hòa - Đồng Nai, vị bác sĩ trưởng khoa ấy đã coi khoa phục hồi chức năng như một đại gia đình.

Ông kể với tôi về từng thành viên trong gia đình ấy một cách trìu mến, tự nhiên: này cô điều dưỡng dễ quên, này anh bạn đồng nghiệp có máu nghệ sĩ hơn là nghiệp y, và cô y sinh thực tập chuyên cần như thế nào…Ông kể sôi nổi đến mức tôi hình dung được nơi chốn ấy của ông như rất gần. Tình cảm như thế, cho nên thời khắc về hưu đến với ông không hề nhẹ nhàng gì. Ông chờ đón nó, ông nói với tôi còn bao lâu nữa, bao lâu nữa cứ như người ta đếm người trước một sự kiện trọng đại nào đó, tỉ như Olympic. Rồi cái thời khắc ấy đến, ông lặng lẽ thông báo với tôi. Cảm được lòng ông, song tôi vẫn nhói đau khi ông nói: người ta hỏi tôi muốn nhận lương hưu bằng hình thức nào- chuyển khoản qua thẻ hay nhận trực tiếp. Và ông đã yêu cầu được nhận trực tiếp để có cơ hội gặp lại đồng nghiệp. Chữ tình theo ông đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời phụng sự.

Cái thẻ vô tri có vẻ vô cùng tiện lợi đối với ông nó có hại cho chữ tình. Nếu nhận lương hưu qua thẻ ATM ông mất đi cơ hội nhìn lại những đồng nghiệp thân yêu, không có những cái bắt tay thân ái, thiếu sự ấm áp…Ông là vậy, cũng như lúc hãy còn đương thời, với cương vị trưởng khoa không kém oai vệ, ông vẫn nắn nót viết thư tay hồi âm cho những bệnh nhân ở xa thay vì nhờ cô thư ký lướt trên phím chữ vi tính. Tôi vẫn còn giữ một bức thư như thế của ông, nâng niu. Khắp mọi miền đất nước này, có bao nhiêu bức thư tay như thế? Sự hiện đại với ông có khi có hại cho chữ tình.

Mà đúng thật, hình như tôi cũng đã rất thèm những cái bắt tay thân ái, những câu nói bỗ bả thay cho những email lạnh lùng. Thèm những chiều đạp xe vòng vèo trên đường làng, them nhìn dáng trẻ thả diều trên triền đê…Sự hiện đại cuốn đi nhiều thứ, mất tình. Song vị thầy thuốc trưởng khoa, người bạn vong niên mà tôi kính trọng đã không để bị như thế, cho đến sự lựa chọn sau cùng ông vẫn chọn được cho mình một chữ tình. Cám ơn cuộc đời cho tôi được biết một người như ông. 

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm