Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/09/2018, 10:11 AM

Chữa bệnh bằng "tiền", khỏi bệnh nhờ "tình thương"!

Phải chăng, tình yêu thương chân thiện của tất cả đồng điệu, diệu hòa thành một bản tình ca chân khiết, đã làm nên một thang thuốc toàn mỹ, đẩy lùi được căn bệnh “quái ác” đang đe dọa cướp đi sinh mạng của bệnh nhân.

Có thể, tình yêu thương chân thiện của tất cả đồng điệu, diệu hòa thành một bản tình ca chân khiết, đã làm nên một thang thuốc toàn mỹ, đẩy lùi được căn bệnh “quái ác” đang đe dọa cướp đi sinh mạng của bệnh nhân.

Tiền bạc là quan trọng, là sự thật không thể chối cãi trong thế giới vật chất ngày nay. Người có tiền, có thể làm được nhiều việc theo ý muốn. Tuy nhiên, tiền không mua được tất cả. Có những thứ bệnh người bệnh mắc phải, dẫu tốn cả hàng chục tỷ đồng cũng không thể chữa lành bệnh mà ngược lại bệnh càng ngày càng nghiêm trọng và con đường dẫn đến tử vong chính là: Tiền. Trong khi đó, những căn bệnh này lại có thể được chữa lành bằng những loại dược thảo, bằng cả tình thương chân chất không lương, không bổng của người bào chế thuốc, người trồng thuốc, người tầm dược, người phơi thuốc, người phân phối thuốc và người hốt thuốc (Thuốc nam chất lượng vì tình thương, TỪ HÒA-CICG, 2018). 
 
Tâm Tịnh nhân duyên quen thân một nữ TGĐ Tập đoàn bán lẻ quốc tế tại Việt Nam. Cô bạn rất giàu có với tài sản giá trị lên đến cả trăm triệu USD. Cô bạn là một người rất tốt, hiền lành, thương cha, thương mẹ, thương anh chị em và bà con họ hàng.  Đúng vậy, ông bà ta nói: “Một người làm quan cả họ đều nhờ”. Nên việc gì trong gia đình hay gia tộc cần đến tiền là cô bạn sẵn sàng chi. Những anh chị em hay bà con họ hàng nào có việc gì khó khăn cũng đều hỏi mượn hoặc xin giúp đỡ. Đa phần cô bạn không từ chối. 

Dần dà dùng tiền để giải quyết công việc trở thành thói quen, thông lệ khi nào không hay biết với khái niệm: Tiền là việc, và việc là tiền. Hễ có tiền việc gì cũng xong. Rồi một hôm, Cha cô bị bệnh rất nặng, được chẩn đoán là ung thư gan. Cô đưa Cha đi chạy chữa ở những bệnh viện quốc tế lớn, hay bệnh viện uy tín của Việt Nam. Tuy nhiên, căn bệnh Cha cô không tiến triển, ngược lại Cha cô càng ngày càng cảm thấy đau đớn, không chịu nổi nên cô bạn quyết định đưa Cha cô qua Singapore để chữa trị. Song, căn bệnh nan y của Cha cô không khá hơn, và đang chờ ngày ra đi. Cô sầu muộn mặc dầu tiền như núi mà đành bất lực nhìn cái chết đang đến gần với người Cha thân yêu. Cô rất thương Cha và tìm mọi cách để cứu Cha mình. Cô liền nghĩ đến cách chữa căn bệnh này bằng Y học Cổ truyền. 

Duyên lành, cô đến gặp Tâm Tịnh. Cô không cầm được nước mắt khi đề cập đến căn bệnh hiểm nghèo đang hành hạ người Cha thân thương của mình. Tình yêu thương Cha của cô thật đáng quý và rất hiếm có trong xã hội vật chất điên đảo ngày nay. Tâm Tịnh tâm sự bệnh hiểm nghèo của Cha cô họa may có thể chữa trị bằng tình thương, sử dụng những bài thuốc nam gia truyền được bào chế từ các loại dược thảo. Các bài thuốc nam này được bào chế bằng cả tấm lòng cao khiết của rất nhiều người, được các Lương Y điều trị chân khiết cho các bệnh nhân đủ các thành phần trong xã hội, không phân biệt giàu nghèo, địa vị, tôn giáo, dùng hoàn toàn miễn phí. Dược thảo tự nhiên, được anh em miền Tây tình nguyện gieo trồng và chăm sóc không lương theo phương pháp tự nhiên: Không dùng thuốc diệt cỏ, không dùng thuốc trừ sâu, không dùng hóa chất, không dùng NPK; hoặc được những tầm dược viên mỗi ngày đi tìm kiếm và có khi đi xa cả hàng trăm cây số đến cả Định Quán, Đồng Nai ở nhiều ngày cho đến khi kiếm được nhiều dược thảo ở trên núi hay trong rừng, rồi mới mang về. 
 
Họ không quản dãi nắng dầm sương, không những không lương mà còn dốc cả tiền túi gia đình để có được những thảo dược quý hiếm làm nguyên liệu bào chế những bài thuốc gia truyền đặc trị chữa bệnh nan y. Không những đội tầm dược vất vả dưới nắng nóng, mưa sa trong rừng, trên những bãi hoang nơi mọc những cây cỏ mực, cây dừa cạn…, mà đội ngũ anh, chị, em còn lại như người xét thuốc, phơi thuốc, phân loại thuốc bỏ vào bao tải, cho đến người phân phối thuốc đến các lương y, hoặc các phòng khám để họ hốt thuốc thang cho bệnh nhân, hoặc  bào chế thuốc thành viên tròn. Những viên thuốc tròn này được các tình nguyện viên phân loại cho vào bao, và được vận chuyển đến các phòng khám từ thiện trên toàn quốc (nhất là miền nam) khi có yêu cầu. Tất cả đều làm bằng cả tâm chân tình không màng đến tiền tài và danh vọng.

Tình yêu thương của cô Tổng giáo đốc dành cho cha, hòa chung tình yêu thương được gửi gắm vào những viên thuốc nam hay những bài thuốc nam gia truyền quý báu của các lương y chân thiện và của những người thiện nguyện, cùng với niềm tin của người bệnh vào Người Thầy Thuốc, căn bệnh hiểm nghèo của Cha cô tiến triển rất tốt trong tháng đầu tiên. Trong vòng ba tháng, bệnh ung thư gan hiểm nghèo của Cha cô đã được đẩy lùi, và Cha cô được hồi sinh, mạnh khỏe như người bình thường. 
 
Cô sung sướng khôn cùng và rất khâm phục anh chị em thiện nguyện và trân quý tình thương chân chất của anh chị em. Cô mỉm cười và nói: Bằng cả tâm chân tình, những bài thuốc nam gia truyền đặc trị lại là cứu cánh cho bệnh nhân, mang niềm vui đến cho người thân mà tiền bạc và y học hiện đại đều bất lực.

Tuy nhiên, không phải ai có bệnh nan y mà dùng thuốc nam là sẽ trị hết bệnh. Hết bệnh hay không cũng có cái duyên của nó. Có chăng, tình yêu thương chân thiện của tất cả đồng điệu, diệu hòa thành một bản tình ca chân khiết đã trở thành một thang thuốc toàn mỹ, đẩy lùi được căn bệnh “quái ác” đang đe dọa cướp đi sinh mạng của bệnh nhân.

Tâm Tịnh mượn đoạn trích từ câu chuyện tiền thân số 346 trong Tiểu Bộ Kinh (Nikàya) để đúc kết bài viết chữa bệnh bằng tình thương: “Không có vị ngọt nào bằng vị ngọt của tình thương. Thứ gì được cho mà không tình thương thì dù nó gồm bốn thứ ngon ngọt cũng không xứng bằng gạo rừng được cho với tình thương. Các giá trị ngày xưa, khi họ bị bệnh dù vua cùng với năm gia đình ngự y chữa trị thuốc men, nếu bệnh vẫn không giảm, thì họ đến với các bằng hữu thân tình. Rồi nhờ ăn cháo gạo rừng và hạt cỏ không có muối, và ngay cả rau cũng không muối, chỉ đổ nước vào thôi, thế mà họ được lành bệnh.  

Thức ăn có thể là ngon, dở,
Chỉ ít ỏi hay có rất nhiều;
Nhưng ăn đầy đủ thương yêu,
Thương yêu, nước chấm tuyệt chiêu được tìm.
Theo Tiểu Bộ Kinh_Nikaya_Chuyện 346. Chuyện Đạo Sĩ Kesava (Tiền thân Kesava).

Tâm Tịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm