Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chùa Đình Quán địa chỉ đỏ gieo duyên cho các bạn trẻ

Nằm sâu trong ngõ thuộc thôn Đình Quán, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm vào mỗi ngày cuối tuần chùa Đình Quán dưới sự trụ trì của sư Thầy Thích Tịnh Quán lại trở thành nơi tu tập cho các phật tử trẻ sau những ngày học tập vất vả.

Tôi đến chùa lúc 10 giờ trưa, vừa bước chân vào cổng chùa đã nghe thấy tiếng tụng kinh của sư Thầy cùng với càng già ở gian ngoài ngôi Tam Bảo. Giọng đọc trầm ấm của Thầy tạo cho người nghe một cảm giác bình yên và nhẹ lắng. Gian trong đang vào giờ chia sẻ của khóa tu cho thanh thiếu niên. Các bạn đang xin các Thầy giải đáp những thắc mắc trong quá trình tu học của mình. Tôi thấy ai cũng giữ một nét an lạc trên khuôn mặt, không ai còn chút phiền muộn nào khi đến nơi đây cả. Sau khi ngồi nghe giờ chia sẻ của các bạn, tôi lặng lẽ đi ra sau chùa để tận hưởng không gian xanh nơi đây. Dường như mọi khoảng trống đều được Thầy tận dụng để trồng các loại cây cảnh nên có rất nhiều bóng mát.
Tượng Quan Âm trước sân chính Điện chùa Đình Quán
Đi vào khu vườn trồng cây trái cùa chùa, tôi thấy có rất nhiêu cây mít, cây hồng xiêm đang ra trái trĩu nặng. Đang mùa thay lá nên sân chùa rải đầy lá khô. Tôi phải đi rất chậm rãi và cẩn thận vì sợ dẫm chết những chú sâu róm và bọ xít vừa rơi ở trên cây xuống.

Quả thật, chùa rất đẹp và yên tĩnh. Nơi đâu cũng có cây che phủ bao, từ cổng chùa là một dàn những cây treo đến khi đi sau vào trong là một hàng cây trái. Tôi ấn tượng hơn cả là tiếng chim trong chùa cứ ríu rít không ngớt, có lẽ chúng phải hạnh phúc lắm khi được sống ở một nơi trong lành và mát dịu như nơi đây.
 
Xa xa là tốp các bạn sinh viên đang ngồi ở các dãy ghế gỗ trao đổi bài tập với nhau, cùng chia sẻ những câu chuyện thường ngày và giúp nhau giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống. Nghe những tiếng cười nói vui vẻ của các bạn tôi cũng thấy vui thay, dường như bao nỗi phiền muộn đều được bỏ lại khi bước chân vào cổng chùa. Nơi đây chỉ có sự bình yên, thanh thản chứ không có sự bon chen, ồn ào như cuộc sống ngoài kia. Thật mừng thay khi có những ngôi chùa như chùa Đình Quán là nơi cho các bạn trẻ tìm đến để san sẻ những khó khăn với nhau, cùng nhau tu học để rèn luyện đạo đức. Tôi chỉ mong thế hệ trẻ nhất là thanh thiếu niên ai cũng biết đến Phật pháp để học cách từ bi hỷ xả, yêu thương nhau để cuộc sống này tốt đẹp hơn nữa. 
 
 
Chỉ đến chùa vào một buổi sáng Chủ Nhật thôi mà tôi thấy lòng mình bình yên và nhẹ nhõm vô cùng. Tôi thấy mình cần sống chậm hơn để học cách lắng nghe những âm thanh của cuộc sống này. Tôi tự nhủ mình phải cố gắng tu tập nhiều hơn nữa, phải biết trân trọng tuổi trẻ bởi “cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí”. Mong sao tôi có thể giúp nhiều bạn trẻ biết đến đạo Phật và tìm đến để tu tập ở những ngôi chùa như chùa Đình Quán.

Tôi cứ miên man với những dòng suy nghĩ. Xa xa tiếng chùa chùa vang vọng thấm vào khoảng không gian trưa đầy tĩnh lặng.

Nguyễn Linh Chi sinh viên Khoa Quan hệ Công chúng & Quảng cáo, Học viện Báo chí & Tuyên truyền
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm