Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/01/2013, 11:01 AM

Chùa Linh Ứng - Nam Định: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh

"Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", hiểu thấu lời dạy đó của đức Phật, hơn 25 năm qua, thầy Thích Đàm Bích đã cưu mang hơn 120 con người, mang lại mái nhà bình yên cho hàng chục cụ già bất hạnh.

Ngôi chùa Linh Ứng tọa lạc ngay giữa thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu (Nam Định), nơi đây đã cưu mang hàng chục mảnh đời cơ cực, bất hạnh nương nhờ cửa Phật để có được cuộc sống bình yên.

Ngôi chùa với những sự tích

“Trong cuộc đời con người luôn tuân theo luật nhân quả, khi mất đi sẽ trở về với cát bụi, chỉ còn tấm lòng thiện nguyện là còn mãi với đời”, Thầy Thích Đàm Bích - trụ trì chùa Linh Ứng tâm niệm. Nhờ vậy mà hiện nay, hàng chục mảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh đã có chốn lui về.

Thầy Bích, quê ở Hải Dương, tục trần gọi là Lê Thị Hồng sinh năm 1955, mồ côi cha mẹ từ sớm. Bà lưu lạc tới mảnh đất Thịnh Long, huyện Hải Hậu (Nam Định) vào năm 1968 với nhiều duyên nợ và quyết định xuất gia từ năm 13 tuổi.

Thầy Bích cùng mọi người sống trong ngôi nhà tình nghĩa.

Nhớ lại 25 năm về trước, trong một đêm rét mướt khi đang ngồi niệm Phật, bà bỗng nghe thấy tiếng khóc vọng tới từ ngoài cổng chùa. Bà ra cổng thấy một cháu bé mới lọt lòng được quấn tạm trong chiếc tã mỏng đang nằm khóc cùng với dòng chữ nguệch ngoạc “nhờ thầy cưu mang cháu”. Từ ngày đó cháu bé ở lại chùa với cái tên Phạm Văn Tiến. Ngày ngày, dưới bàn tay chăm sóc của các sư mẫu, đến nay Tiến đã có trong tay tấm bằng đại học. Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, anh lại trở về chùa thăm và phụ giúp các sư chăm lo cho đàn em cùng cảnh ngộ.

Gần đây nhất, trong một buổi trưa hè oi ả, đột nhiên có tiếng chuông điện thoại: “Nhà sư nhanh ra cổng mà nhận quà, nếu không sẽ có người đến lấy mất”. Trước cổng chùa, một bé trai đang quằn quoại với cái nhau thai chưa được cắt bỏ. Ngay lúc đó, các sư mẫu đã phải vất vả đưa bé tới bệnh viện huyện để các bác sĩ chăm sóc. Cháu bé thường đau ốm liên miên, mọi người trong chùa phải cắt cử nhau ra Hà Nội chăm sóc bé. Nhưng đến nay, bé đã lớn và nhà sư trong chùa cũng đỡ vất vả hơn những ngày đầu. Đúng là "trời phật phù hộ", cậu bé đó đến nay đã hơn một tuổi, chập chững bước những bước chân đầu tiên trên nền gạch sân chùa, mà lòng thầy Bích như ấm lại.

Mái nhà nhân ái mang lại những giấc mơ

"Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", hiểu thấu lời dạy đó của đức Phật, hơn 25 năm qua, thầy Thích Đàm Bích đã cưu mang hơn 120 con người, mang lại mái nhà bình yên cho hàng chục cụ già bất hạnh.

Hằng ngày, các sư trong chùa vẫn động viên nhau, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, nhưng vẫn phải lo đủ bữa cho các em. “Mình đi tu đã đành, chẳng lẽ các em nhỏ lại phải tu như mình, phải để các em thi thoảng được miếng thịt, con cá chứ”, sư Bích bộc bạch.

Không thể để các cháu thất học, thầy Bích đã mạnh dạn đề nghị được mở lớp dạy tình thương cho các em nhỏ ngay trong chùa và được chính quyền địa phương đồng ý vào năm 2006. Vậy là, các em không chỉ được ăn mà còn được học và theo đuổi con đường tri thức của mình.

Từ 4 tuổi, các em được cho đi học mẫu giáo rồi lên tiểu học, trung học, đại học… Vất vả là thế nhưng đến nay có không ít các em đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, giỏi như em Phạm Văn Tiến tốt nghiệp ngành Du lịch, em Trần Thị Hường với ngành học Tài nguyên môi trường… và hiện vẫn còn hàng chục em đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng. Thấm nhuần được nỗi vất vả của thầy Bích nên các em đều tự bảo ban nhau học hành, anh đi trước thì bảo em đi sau, cứ thế nối tiếp truyền thống hiếu học trong ngôi chùa này từ nhiều năm nay.

Mặc dù vẫn biết còn nhiều khó khăn, nhưng thầy Bích vẫn mời giáo viên của Trường THPT Thịnh Long vào giảng dạy lớp học thêm tiếng Anh trong chùa (học vào buổi sáng và chiều chủ nhật hằng tuần) nhằm nâng cao kiến thức cho hơn 20 em nhỏ. Hiện nay, chùa đang có hơn 30 người đang theo học ở Hội Phật giáo. Ngày ngày, các sư thầy trong chùa vẫn làm hương thơm, cấy lúa, trồng lạc, trồng rau… làm phí sinh hoạt hằng ngày.

Cụ Trần Thị Dung năm nay 70 tuổi tâm sự với chúng tôi trong nước mắt: “Tôi vào chùa sống đã được hơn 20 năm nay và chưa thấy ai tốt như sư thầy Bích cả. Hằng ngày bận rộn như vậy nhưng thầy vẫn ân cần thăm hỏi chúng tôi. Chưa khi nào thấy thầy to tiếng quát mắng ai cả. Cả đời này tôi mãi biết ơn thầy”.

Mỗi buổi chiều đến, ở ngôi chùa Linh Ứng lại rộn rã tiếng cười nói của các em gọi nhau đi ăn cơm, tiếng bi bô tập nói của các em nhỏ. Tất cả tạo nên khung cảnh của một mái ấm tình thương hơn là một ngôi chùa bình thường và đó chính là chốn lui về của những số phận bất hạnh được chở che và nâng niu.


Theo Thành Đông (Báo Quân đội Nhân dân)
Tiêu đề do phatgiao.org.vn sửa lại

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm