Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/07/2013, 14:39 PM

Chùa nào ở Hà Nội thường xuyên tổ chức lễ cưới?

Ngoài những nhà hàng, khách sạn sang trọng được các gia đình và đôi bạn trẻ chọn làm nơi tổ chức đám cưới, ngày nay không ít bạn trẻ đã tìm đến cửa Phật để làm lễ Hằng thuận.

Lễ Hằng thuận hay còn gọi là lễ cưới tại chùa theo nghi thức Phật giáo dưới sự chứng minh của đức Phật và chư tăng ni, phật tử, đặc biệt là sự chúc phúc của 2 bên gia đình cho đôi tân lang, tân nương….
 Một lễ hằng thuận được tổ chức tại chùa Đình Quán (huyện Từ Liêm, Tp.Hà Nội)

Nghi thức tổ chức lễ Hằng thuận bao gồm 15 mục như: dâng hương, lạy Bụt, khai thị, giao bái, trao nhẫn, nghe giảng pháp về đạo vợ chồng, nói lời ước nguyện... Tuỳ theo nhu cầu tâm linh hay hoàn cảnh kinh tế, thời gian mức độ tổ chức…mà đôi tân lang tân nương có thể tiến hành đủ các mục hoặc có thể giảm bớt các nghi thức này.

Có thể nhận thấy, việc tổ chức đám cưới ở chùa đã kết hợp được những nghi thức của nhà phật với nét đẹp của đám cưới truyền thống. Nó là cầu nối giữa đạo và đời, nó hướng cho các bạn trẻ tới một gia đình tâm linh, gìn giữ đạo đức truyền thống của dân tộc, hạnh phúc hài hoà về mọi mặt. Đồng thời nó cũng tạo ra bản sắc riêng trong phong tục cưới hỏi của dân tộc.

Vậy ở Hà Nội có những ngôi chùa nào thường xuyên tổ chức lễ Hằng thuận? Ban biên tập trang phatgiao.org.vn xin gợi ý một số chùa như sau:

1. Thiền viện Sùng Phúc

- Trụ trì: Đại đức Thích Tâm Thuần
- Địa chỉ: Tổ 10, phường Cự Khối, Quận Long Biên
- Điện Thoại: 04.38751302 – 22155177
- Mobile: 0986.708951 – 0982.868859

2. Chùa Bằng A

- Trụ trì: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm
- Địa chỉ: Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai
- Điện thoại: 04.3688.4354

3. Chùa Lý Triều Quốc Sư


- Trụ trì: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm
- Địa chỉ: Số 50 Lý Quốc Sư, Quận Hoàn Kiếm
- Điện thoại: (04)38261010

4. Chùa Vạn Phúc

- Trụ trì: Đại đức Thích Chiếu Tuệ
- Địa chỉ: Thôn Đoài, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn
- Điện thoại: 091 434 8787

5. Chùa Đình Quán

- Trụ trì: Sư thầy Thích Tịnh Quán
- Địa chỉ: Thôn Đình Quán, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm
- Điện thoại: 090 954 8898

Người khởi xướng ra nghi lễ Hằng Thuận là ông đồ Nam Tử, ông tên thật là Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940) quê ở Hải Dương. Ông đã đưa ra quan điểm “Đạo Phật nên được dấn thân và hoà hợp vào quần chúng”. Thấm nhuần tư tưởng đó, năm 1930 một trí thức đã tổ chức đám cưới tại chùa Từ Đàm – Huế cho con gái mình.

Hưởng ứng lời kêu gọi của ông đồ Nam Tử, năm 1937 Hoà thượng Thích Thiện Hoa đã dùng 2 chữ Hằng Thuận (với ý nghĩa nói luôn luôn hoà thuận) để chỉ việc kết hôn trước của phật. Trong chùa, chư tăng không gọi đám cưới là “Lễ cưới hỏi” mà gọi là “Lễ Hằng thuận”, điều đặc biệt trong buổi lễ phải có một nhà sư chủ trì làm chủ lễ.

Pháp Lạc

TIN, BÀI LIÊN QUAN


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm