Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/04/2014, 11:46 AM

Chùa Quỳnh Lâm cần sớm được tái hiện “như vốn đã từng”…

Từ tháp Tổ, đến bờ tường gian chính điện, và một vài góc khảo cổ đã rêu phong phủ bám. Hàng ngói lợp mái chùa xưa, nằm im lìm phủ xác lá cây và màng nhện.

Theo các nhà khảo cổ học, và những sở cứ tài liệu thực tế từ Thạc sĩ khảo cổ Nguyễn Văn Anh, chùa Quỳnh Lâm (xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) có gốc tích chính chủ yếu thuộc thời Trần và thời Lê Trung hưng. Tuy nhiên, những vật chứng khảo cổ nơi ngôi chùa đã hàng trăm, thậm chí đến ngàn năm tuổi này chẳng còn lại bao nhiêu…

Góc khuôn viên nhà chùa trước gian chính điện Tam Bảo

Hành lang ngoài trời phía sau...

...góc vườn sát tường áp lưng gian Tam Bảo



Những trồi xanh căng tràn nhựa sống, có góp phần vực dậy một không gian kiến trúc Phật giáo đang dần mòn theo năm tháng?

Những trụ đá được khai quật không còn nguyên vẹn, bia đá cổ có dấu hiệu được “làm mới” kiểu “vôi vữa cho có dáng, có hình”? Những viên ngói lát mái chùa xưa, đến “đôi rồng” thời Trần đang mòn dần theo những thăng trầm lịch sử.





Bia đá cổ từ trục đường chính vào chùa phía bên trái

Chúng tôi về với chùa Quỳnh Lâm sáng thứ 7 cuối tuần vừa rồi. Cả đoàn tranh thủ thị sát một vòng khuôn viên trong và ngoài nhà chùa, trước khi dự Hội thảo khoa học “Bảo tồn và trùng tu Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm” được tổ chức buổi chiều cùng ngày tại trụ sở UBND huyện Đông Triều.

"Đôi rồng" trong một phần kiến trúc xưa đã không còn nguyên vẹn



Im lìm hàng ngói xưa mặc nắng, gió, mưa...

Với cá nhân tôi, so với chuyến đi hồi tháng 8/2013, chùa Quỳnh Lâm nay đã thêm phần phai úa màu thời gian. Từ tháp Tổ, đến bờ tường gian chính điện, và một vài góc khảo cổ đã rêu phong phủ bám. Hàng ngói lợp mái chùa xưa, nằm im lìm phủ xác lá cây và màng nhện.


Một phần tòa tháp mất ngọn





Những rạn nứt trầm mặc cùng thời gian

Theo các nhà khoa học, những vật chứng thu được từ tích chùa xưa còn lại gạch nung và đá, không còn hiện vật nào bằng gỗ. Đó vừa là điều đáng tiếc cho một quần thể di tích lịch sử lớn trên địa bàn xã Đông Triều, vừa là thử thách không nhỏ đối với giới chức và các nhà khoa học trong việc xác định rõ niên đại, nhằm trùng tu lại chùa Quỳnh Lâm một các hiệu quả nhất.


Một góc khuôn viên ngoài phía bên phải nhà chùa rêu phong phủ kín

Trong bài tham luận của mình tại Hội thảo, thạc sĩ Nguyễn Văn Anh đã đưa ra mốc thời gian mà nhóm khảo cổ xác thực sẽ khôi phục lại chùa Quỳnh Lâm theo dấu tích những năm 1730-1740. Thời Lê Trung hưng được xem là mốc lịch sử phù hợp cả về cảnh quan cũng như phối cảnh kiến trúc có thể tái hiện.

Để phục hưng một quần thể di tích Phật giáo có bề dày lịch sử lâu đời không dễ dàng. Còn nhiều việc cần được khảo thực kỹ lưỡng. Chúng ta cùng chờ, và cùng mong đợi một hiện thực không xa: Chùa Quỳnh Lâm sớm được tái hiện để xứng với vai trò và vị trí lịch sử.

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm