Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chùa Thanh Lương và lời nguyện bình an từ một bài ca

Dù giọng ca tiếng đàn vẫn còn nghiệp dư, chưa hoàn chỉnh lắm, nhưng đó là tấm lòng của  những  Phật tử chùa Thanh Lương thực sự, góp thêm giá trị, ý nghĩa vào bài ca.

Những ngày xuân ngắn ngủi đã qua với nhiều cung bậc thăng trầm khác nhau, ít nhiều đã để lại trong tâm khảm người viết nhiều điều thú vị.

Đêm khuya ngày 29 Tết, sau khi cúng Giao thừa và mừng Đản sinh Di Lặc Từ Thị Tôn Phật xong, gần 2 giờ khuya tôi mở email, trong rất nhiều thư chúc mừng năm mới, có hai bài hát kèm theo làm tôi chú ý.  Đó chính là hai bài ca cổ nhạc mà tôi sáng tác năm 2009 để tặng cho Phật giáo Phú Yên và Phật tử chùa Thanh Lương, là bài “TRỜI QUÊ PHÚ YÊN” và “TIẾNG CHUÔNG CHÙA THANH LƯƠNG". (Nghe tại phần Âm Nhạc đăng trên phatgiao.org.vn)

Trên căn gác nhỏ của mình giữa đêm khuya ấy, thanh âm bài ca vang lên, kéo cảm xúc ngược dòng về những ngày bình an của chùa Thanh Lương lại được sống dậy đầy phấn khích. Dù giọng ca tiếng đàn vẫn còn nghiệp dư, chưa hoàn chỉnh lắm, nhưng đó là tấm lòng của  những  Phật tử chùa Thanh Lương thực sự, góp thêm giá trị, ý nghĩa vào bài ca.

Chính các Phật tử này đã thôi thúc tôi quyết định phóng bút cho nội dung hai bài ca trên, trước nhất  vì ngạc nhiên giữa trời đất miền đất  Phú Yên có một tình yêu cổ nhạc phương Nam nhiệt thành đến vậy. Kế đến là tinh thần ngưỡng vọng Bồ tát Quan Âm hết sức thành kính mà chính họ chứ không ai khác  đã vớt từ biển khơi, cung nghinh về chùa Thanh Lương tôn trí, và bảo vệ cho đến bây giờ.

Đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe chính tác phẩm của mình. Không sao cả, điều quan trọng là nếu chúng ta biết được thời gian qua Phật tử chùa Thanh Lương  đã phải gánh chịu nhiều thiết thòi, bất ổn, mới  hiểu được phần nào ý nghĩa bài ca mà họ đã góp phần thể hiện.

                                                      Ảnh minh họa

Khi được nghe lại lời ca mình viết đã hơn bốn năm trước có câu :

Thương quá chùa tôi niềm an lạc bâng khuâng/Bồ tát Quan Âm từ khi thị hiện/Ngài đứng đó còn lộ rõ nét độ lượng từ bi/Cho An Chấn quê tôi hãnh diện muôn đời.

Gian truân lận đận qua rồi/ Nhàng dương Bồ tát tinh khôi giúp đời/Cam lộ chứa cả biển khơi/Cho dân no ấm sống đời thanh lương/ Tiếng chuông Chùa thương quá đổi thương/Ru bao giấc ngủ đời thường đau thương/ An ủi lúc đông về chia sẻ lúc đông sang/  Nắng hạ chói chang Thu gom buồn vào tịch lẻ/ Nắng gió miền Trung quen rồi từng cơn bão dữ/ Có Bồ Tát Quan âm che chở trong đời. 

                Ngày mai này tàu lại ra khơi

               Bãi bờ xa lắc vẫn niềm tin son sắt

               Có tiếng chuông chùa Thanh lương gợi nhắc

               Có ánh mắt Từ Bồ tát Quan Âm…

Trong tôi vẫn còn đó y nguyên  những cảm tác ban đầu nhìn mọi sự tốt đẹp cho ngôi chùa và Phật tử nơi này.

Bão rồi sẽ tan, mưa rồi sẽ tạnh. Bình yên vẫn về ngự trị nơi mỗi tâm hồn những người con Phật miền biển này. Đó là điều chắc chắn. Nhớ ngày xưa còn tập tành, giành nhau hô chuông mỗi tối trước thời tịnh độ ở chùa. Bọn nhỏ Oanh Vũ chúng tôi chì biết có tranh nhau như chim để khoe giọng ngâm nga hay mà không chú ý đến ý nghĩa từng lời nguyện một, lớn hơn chút nữa chúng tôi chi nghĩ thời hô chuông ấy chủ yếu dành cho…địa ngục! Nhưng cho đến khi, chúng tôi hiểu được rằng dù cho thế giới có tận diệt, biến đổi theo vô thường, nhưng những lời nguyện bình an vẫn trường tồn không mất. Thì hỡi ôi cái thời tranh nhau hô chuông ấy không  trở lại với chúng tôi được nữa mà thay vào đó là  mang ý niệm an lành ấy thực thi với chung quanh. Chính vì vậy  dưới nhãn quan của mình, những ai đi khuấy động sự bình yên đó, dù với bất cứ lý do nào  thì  sẽ mang tội lớn biết chừng nào.

Không biết rồi nay mai, nếu nhân duyên cho phép, hai bài ca này được dàn dựng chuyên nghiệp với những giọng ca ngôi sao sẽ thành công ở mức độ nào, nhưng có lẽ ở mức độ người thật việc thật, các nghệ sị Phật tử chùa Thanh Lương này vẫn có một lực hút đáng kể và là  những vị đầu tiên đưa chúng ta vào cảm xúc rất thật này.

Trước thềm mùa Xuân Quý Tỵ này, giới truyền thông Phật giáo nhắn gọi “Mùa Xuân Đã Đến Sớm Với Chùa Thanh Lương”. Vì sao vậy? Vì ở ý nghĩa thứ nhất  là tính thực thi pháp luật triệt để của chính quyền địa phương, nơi đang chở che mái chùa Thanh Lương  của bà con ngư dân chân chất mà tín thành với Tam Bảo; kế đó là sự ổn định về mặt an ninh trật tự của địa phương, giúp bà con an ổn thực thi nghĩa vụ một người con dân nước Việt trước gia sản tổ tiên ngàn đời để lại, đó là Tết Nguyên Đán dân tộc.

Xin nguyện cầu chư Long Thần Hộ Pháp, luôn gia hộ cho chùa Thanh Lương và Phật tử nơi này được mãi mãi bình yên, cho những lời ca tiếng hát  này được  chắp thêm nhiều vần điệu đẹp, rất đẹp của mùa xuân miên viễn, sống mãi với đời, với đạo, với quê hương  Phú Yên nắng gió.


Thượng Nguyên Quý Tỵ
Bài: Dương Kinh Thành


Chú thích: Ảnh minh họa trong bài do Phật tử Trí Quang - Ban Văn hóa thành hội Phật giáo Hà Nội cung cấp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Phật giáo thường thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Làm sao để giúp đời nhiều nhất?

Phật giáo thường thức 20:23 15/04/2024

Thưa Thầy, xin thầy cho con được hỏi trong cuộc đời mỗi con người thì làm việc gì là giúp ích được lớn nhất và cho nhiều người nhất ạ? Con xin cảm ơn Thầy.

Nhờ đâu thái tử trở thành Phật?

Phật giáo thường thức 19:27 15/04/2024

Thế giới sống đa dạng, muôn mầu. Xác thân con người là một vũ trụ bí ẩn. Tâm tư con người là một đại dương khó ngờ. Từng bông hoa, ngọn cỏ, đàn kiến cho đến chim thú và núi sông, con người thật sự biết rất ít.

Nhân duyên của giàu và nghèo

Phật giáo thường thức 10:16 15/04/2024

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn? Này Thanh niên, hãy nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói:

Xem thêm