Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 17/02/2014, 12:03 PM

Chùm ảnh về ngày Rằm tháng Giêng, người dân Hà Nội nói "không" với vàng mã

6 giờ tối, trời đã đen hơn mực, các phương tiện giao thông đèn pha loang loáng từng con phố. Cái rét kiểu “Giêng-Hai rét cứa như dao” có lúc khiến tôi run bần bật. Đoạn phố Huế, Hàng Bài hiếm hoi cũng gặp vài người đang hóa vàng

Từ tháng Chạp năm ngoái, nghe người dân kháo nhau: Năm nay khó khăn, nên không sắm vàng mã, có chăng chút ít gọi là…

Rằm tháng Chạp năm Quý Tỵ, tôi ra chợ mua lễ về thắp hương ở nhà, đâu đó tiếng người bán: Năm nay sao chán thế, không biết các tỉnh thế nào, chứ Hà Nội vàng mã kém hàng lắm, chả ai buồn mua sắm mấy. Sắp Tết ông Táo rồi, sao mà ế quá…

Có chị đang mua hoa quả cũng tranh thủ: “Nhà em năm nay chắc chẳng vàng mã, áo mão gì. Tiền mua vàng mã, dành mua thêm bông hoa, gói bánh…"

Mới đó đã hơn một tháng, đã bước sang năm mới Giáp Ngọ, ngày Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu, tan sở muộn, tôi có việc chưa về ngay, dạo quanh phố phường chút, lác đác thấy vài người đang “hóa vàng”, vàng mã không “thếp dày, bày đống” như các năm trước nữa.

Tôi dành 1-2 tiếng đồng hồ dạo quanh phố phường xem dân tình năm nay còn “chăm” vàng mã nhiều không? 6 giờ tối,  trời đã đen hơn mực, các phương tiện giao thông đèn pha loang loáng từng con phố. Cái rét kiểu “Giêng-Hai rét cứa như dao” có lúc khiến tôi run bần bật. Đoạn phố Huế, Hàng Bài hiếm hoi cũng gặp vài người đang hóa vàng. 

Ở phố Huế...

...rồi phố Hàng Bài

Hết phố Hàng Bài tới Bờ Hồ, tôi ngược về Bà Triệu, ngay đoạn ngã tư Bà Triệu - Lý Thường Kiệt có một chị đang hóa vàng...

Đoạn góc phố Bà Triệu - Lý Thường Kiệt

Đang ở ngã Lý Thường Kiệt, tôi nghĩ nên tới chùa xem sao, gần nhất có chùa Quán Sứ. Tới chùa, gửi xe rồi, tôi vào chùa lễ Phật như hàng trăm người vẫn còn nô nức ra vào, khi đó mới 7 giờ tối. Nơi gian chính điện Tam Bảo khá đông đúc, nhưng không hề có cảnh chen lấn. Trước thềm gian Tam Bảo, hàng chục người thành tâm khấn lễ ngoài trời. Đâu đó có người hai tay vẫn kẹp khư khư thếp tiền vàng... 

Khoảng sân trước gian Tam Bảo chùa Quán Sứ, chỉ lác đác có người cầm vàng mã

Chụp vài kiểu ảnh, tôi định rút lui, đi tiếp rồi tính sau vì còn sớm. Ra tới cổng chùa Quán Sứ, “nhạy cảm” nghề nghiệp lập tức khiến tôi nán lại. Nơi cổng Tam Quan, trước cổng lớn ở giữa, có loa điện được gắn kiên cố trên cột thép, đứng vững chắc “án ngữ” hai bên và có bảo vệ “canh gác”.

Nơi vỉa hè trước cổng chùa Quán Sứ, ngày thường các gian hàng bán đồ lễ san sát, dãy bên phía hướng phố Lý Thường Kiệt ít cũng 7-8 hàng cạnh nhau, nay chỉ còn 1-2 hàng. Cả khoảng vỉa hè trước cổng nhà chùa không chỉ thông thoáng, mà gần như không thấy cảnh mua, bán vàng mã như mọi khi, đặc biệt vào những dịp Lễ, Tết.  

Chùa Quán Sứ ...

...không chỉ đường thông, hè thoáng mà hiếm hoi mới có người mua đồ lễ, vàng mã

Ghi nhận nhanh những hình ảnh, tôi lấy xe tiếp tục hành trình… Theo “quán tính” thế nào tôi lại trở về phố Hàng Bài, cứ thế đi qua Bưu điện Bờ Hồ, thẳng lên phố Hàng Ngang, Hàng Đào… lúc nào không hay. Rồi một mạch qua bốt Hàng Đậu, tới phố Hàng Than và điểm dừng của tôi là chùa Hòe Nhai. Trước lối cổng vào dành cho khách thập phương về chùa lễ Phật, hai hàng bán đồ vàng mã “heo hút” hai bên. 



Nơi gian chính điện chùa Hòe Nhai, dù đâu đó có người còn thếp tiền lẻ trên tay. Nhưng ở các ban tuyệt nhiên không thấy "bóng dáng" tiền vàng...?

Gian Tam Bảo không đông như ở chùa Quán Sứ, thi thoảng có người tới lễ Phật. Tôi để ý, tiền lẻ vẫn có người thếp dày, thếp mỏng trên tay, nhưng ai cũng bỏ tiền vào hòm công đức, tuyệt nhiên không gài cành hoa, hay đặt trên đồ lễ. Có một điều đặc biệt lạ: Các ban nơi gian chính điện không hề thấy “bóng dáng” vàng mã.

Điều này ở chùa Hòe Nhai, không biết có phải chỉ riêng năm nay mới vậy? Không gian thanh tịnh, tôn nghiêm bao trùm. Bài nhạc niệm Phật quen thuộc phát ra từ máy niệm Phật: Nam Mô A Di Đà Phật được bật nhỏ nhưng dường như nghe rõ từng âm điệu…

Một vòng Hà Nội chiều ngày Rằm tháng Giêng, trên đường về nhà, tôi vừa đi vừa ngẫm: Chẳng biết có phải do khó khăn kinh tế hay không, nhưng người dân cũng dần nhận ra một “sự lãng phí” không cần thiết.

Như vậy trong khi kinh tế khó khăn, tín hiệu đáng mừng đã ló dạng: Người dân nói không với vàng mã?!

Thực tế, vài năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các phương tiện truyền thông đại chúng đã tích cực tuyên truyền tới người dân về vấn nạn vàng mã: Không chỉ lãng phí, không chỉ là mê tín dị đoan, mà đốt vàng mã vô số đến mức “mất kiểm soát” gây ô nhiễm không khí, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe cộng động, vấn đề cháy, nổ, và gây ô nhiễm môi trường.

Đầu Xuân năm mới, ít nhất đã có được “Một Tết Nguyên Tiêu không còn thấy nhiều vàng mã”…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm