Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chúng con tri ân sư cô Hương Nhũ

Ngày 20 tháng 11 là một ngày trọng đại - ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Học trò có giờ phút thiêng liêng kính cẩn tri ân đến người thầy người cô, những con người suốt đời tận tụy và nguyện hy sinh cho sự nghiệp “trồng người” của dân tộc.

Câu hát: “Cha mẹ cho em một cuộc đời, Thầy cô cho em kiến thức” vẫn luôn vang vọng mãi trong tâm nhân sinh, thử hỏi từ khi ba tuổi học mẫu giáo cho đến khi là một sinh viên trường Luật - vậy tôi sẽ báo đáp công ơn giáo dưỡng như thế nào đây?

Trong môi trường Phật giáo - tôi muốn nói về một người thầy luôn thầm lặng không chỉ dưới mái trường mà trên mọi nẻo quê hương đất nước mà đối với tất cả thế hệ nhân sinh hiện hữu nơi Ta bà. Người thầy đó luôn hết lòng quan tâm đến giáo dục thế hệ trẻ, người thầy ấy được giới trẻ chúng tôi gọi với cái tên đầy thân thương, trìu mến đó là: “Sư cô Idol”.
 Sư cô TN.Hương Nhũ
Tiếp xúc với Sư cô, chúng tôi thấy toát lên phong thái giản dị - thân thiện - chân thành, ngôn từ nhẹ nhàng như một người mẹ hiền không thể thiếu trong suốt cuộc đời con. Không chỉ đơn thuần là một “teacher” dưới mái trường mến thương mà còn là “master” vị minh sư của lớp trẻ. Mang trọng trách là một sứ giả của Như Lai không hề biết mệt mỏi, Sư cô luôn giúp đỡ giới trẻ chúng tôi giữ vững niềm tin vào Chính pháp, và Sư cô còn “good friend”của chúng tôi nữa. Thật hạnh phúc biết bao cho những sinh viên - học sinh như chúng tôi đã tìm được người bạn tri kỷ giữa thế giới muôn màu muôn vẻ này.

Không riêng gì tuổi trẻ đều có suy nghĩ nửa người lớn và nửa trẻ con - cho nên nhiều cung bậc cảm xúc thăng trầm tạo nên những ảo ảnh về hạnh phúc nhất thời, say mê tột đố - tuyệt vọng - chấp ngã do bản năng vô minh từ vô thỉ mà ra….

Trong khoảnh khắc hụt hẫng và bơ vơ ấy, chúng tôi luôn cần sự chia sẻ và những lời khuyên răn nhẹ nhàng nhưng cũng đủ làm cho chúng tôi thức tỉnh để nhận ra sai trái của chính bản thân mình. Trời nắng hay mưa bất kể là bình minh hay những đêm hôm khuya khoắt, chúng tôi đều có thể gửi đến cô những lá thư, những tin nhắn mang nội dung “S.O.S”.

Có lần Sư cô ra miền Bắc hoằng pháp, nhìn sư cô xanh xao qúa, tôi chạnh lòng nắm bàn tay của cô và hỏi:

“Cô ơi! các bạn đã làm phiền cô nhiều lắm phải không ạ?”

Cô cười hiền từ và nói:

“Đâu có! Không có ai làm phiền cô”.

“Không, con biết mà, con biết có rất nhiều bạn đã điện thoại và gửi tin nhắn cho sư cô vào lúc nửa đêm”.

“Ừ! Đúng rồi con gái, vì cô không muốn các bạn đi đến những quyết định sai lầm trong cuộc đời để rồi đi bụi đời - tự tử - phá thai…”.

Với tất cả sự hy sinh thầm lặng ấy, chính Sư cô đã cho chúng tôi ánh sáng và sức mạnh của niềm tin Chính pháp .

Tuổi trẻ sôi nổi và đôi khi nông cạn, thường nghĩ rằng chẳng ai có thể hiểu được mình. Rất hào hiệp nhưng cũng sống ích kỉ cho bản thân, thích người khác hiểu và quan tâm đến mình nhưng lại không bao giờ chịu nhìn lại, học cách yêu thương và lắng nghe người khác. Có những lúc túng quẫn giữa thế giới với công nghệ số và đồng tiền thể hiện cái tôi và sự xa hoa tiện nghi được cung cấp từ mẹ cha, để rồi những bồng bột yêu thương sốc nổi đã tạo thành vấp ngã khổ đau oán hận trước ngưỡng cửa cuộc đời. Bạn của tôi ơi, có người đã từng nghĩ đến những cái chết để thoát khỏi khổ đau hoặc vùi đầu chìm đắm vào những trò chơi ham mê độc hại…và rồi may mắn thay chúng tôi đã gặp được Sư cô qua những bài giảng pháp thoại nhớ đời.

Chúng tôi đã thấm thía hơn giá trị cuộc sống, hiểu ra rằng điều ý nghĩa và đáng qúy nhất hay điều điều tầm thường bé nhỏ vẫn luôn hiện hữu xung quanh cuộc hồng trần, chợt nghĩ và mong ước tất cả muôn loài hãy sống bằng tất cả trái tim nhân ái chân thật trọn vẹn.

Chúng tôi nhận ra muốn có hạnh phúc thì phải tập sống theo Chính pháp, sư cô đã cho chúng tôi những lời khuyên dạy ân cần, gần gũi biết bao! Cô đã “thắp sáng niềm tin” từ trong bóng tối do sự tuyệt vọng của tuổi trẻ.

Trong một bài giảng khóa tu mùa hè tại chùa Hoằng Pháp, sư cô đã nhắc lại:

“Mất tiền là mất một chút, mất danh dự mất nhiều hơn, nhưng mất niềm tin nơi chính mình là mất tất cả”.

Và một câu hỏi thật hay:“Làm thế nào để những giọt nước biết chính nó là dòng sông?”, nếu mỗi em là một giọt nước trong veo thì có thể làm nên một dòng sông êm mát, hiền hòa.

Lời đức Phật đã dạy: “Chỉ có ta làm cho ta trong sạch, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm mà thôi”.

Nếu có ai đó nói: “Không được dùng từ “Idol” để gọi Sư cô” thì qủa là chúng tôi chẳng biết dùng từ ngữ nào phù hợp hơn nữa! Nó có thể xa lạ với bố mẹ, nhưng nó rất gần gũi với tuổi trẻ chúng tôi. Thần tượng một bậc giảng sư (thân cận bậc thiện tri thức) nghĩa là chúng tôi cũng đi theo ánh sáng Phật pháp, vì chính những lời dạy của Sư cô làm kim chỉ Nam trong cuộc sống hàng ngày của chúng tôi.

Ứng dụng Phật pháp vào đời, chúng tôi đã biết tu tập tinh tấn, biết sống có ích hơn để xứng đáng với “Idol” của mình, để từ đó chúng tôi đã tìm được vòng tay kết nối yêu thương từ những người con “tự nguyện” chọn thần tượng cho cuộc sống là một giảng sư Phật giáo.

Nhân ngày Hiến chương Nhà Giáo Việt Nam, chúng con kính chúc Sư Cô Hương Nhũ và tất cả những người Thầy, những vị giảng sư đang từng ngày truyền trao Chánh Pháp cho chúng sinh an lạc, luôn được pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, trụ thế dài lâu.

Bài viết nhỏ bé này xin thay cho ngàn bông hoa tươi thắm nhất kính dâng đến những thầy giáo, cô giáo và sư cô Idol của chúng con.

Nguyễn Ngọc Hà 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm