Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chúng sinh kính Phật như con kính mẹ, cha

Trong nhà Phật, trong văn học Phật giáo thường nói chư Phật thương chúng sinh như mẹ thương con (Phật ái chúng sinh như mẫu ái tử) nhưng ít khi nghe nói chúng sinh thương Phật như con thơ thương nhớ mẹ hiền. Không thương Phật thì sao các bạn, các anh, các chị, các em và tôi lo ngày lo đêm đạo Phật vắng bóng thế gian. Không thương mà sao khi chúng ta nhìn các Phật tích Ấn Độ với gạch đá rêu phong, chúng ta rơi lệ, không thương mà sao thấy lá cờ Phật giáo rơi rớt trên đường xe và người chạy qua dẫm đạp, ta hốt hoảng la lên.

Tôi đến "nơi này" và đã đón được mấy chục mùa xuân rồi, từng năm đón xuân với tâm trạng khác nhau. Có xuân vui, có xuân buồn, có xuân náo nức, có xuân thờ ơ như chẳng dính dáng gì đến mình, có xuân vui theo phật tử, có xuân buồn theo phật tử, có xuân không vui không buồn, có xuân nặng trĩu ưu tư nghĩ về tương lai đạo pháp. Ơ hay! Giáo lý Phật là giáo lý vô thường, sinh trưởng, tựu thành, chuyển đổi và tàn hoại, sao lại cứ mãi lo bao đồng?!

Tôi đến "nơi này" có ông bà, cha mẹ giờ đã ra người thiên cổ hết rồi. Sáng mùng hai Tết khoảng ba chục đứa cháu đến chùa thăm chúc xuân tôi. Ông bà, cha mẹ tôi không về lòng đất mẹ, thì con cháu tôi chúng sống nơi nào. Biết vậy nhưng mỗi khi nghĩ về sự còn mất, tử sinh lòng cũng cứ bồi hồi bâng khuâng, mơ màng sinh diệt.
 
Trong nhà Phật, trong văn học Phật giáo thường nói chư Phật thương chúng sinh như mẹ thương con (Phật ái chúng sinh như mẫu ái tử) nhưng ít khi nghe nói chúng sinh thương Phật như con thơ thương nhớ mẹ hiền. Không thương Phật thì sao các bạn, các anh, các chị, các em và tôi lo ngày lo đêm đạo Phật vắng bóng thế gian. Không thương mà sao khi chúng ta nhìn các Phật tích Ấn Độ với gạch đá rêu phong, chúng ta rơi lệ, không thương mà sao thấy lá cờ Phật giáo rơi rớt trên đường xe và người chạy qua dẫm đạp, ta hốt hoảng la lên. Không thương mà ảnh tượng Phật bằng giấy thờ nhiều năm tháng bị con ba đuôi cắn lam nham lổ nhổ cũng không dám đốt. Không thương Phật mà đầu xuân nhịn ăn, nhịn mặc để có một chút tiền đi cúng 10 chùa, cho chùa có dầu, có đèn thắp Phật, cho chư tăng chư ni có gạo có muối ăn mà duy trì Phật pháp...

Đức Phật ơi! Kể qua một chút, một chút thôi để thấy rằng chúng sinh, chúng con thương Phật lắm! Năm mới chúng con (bốn chúng đệ tử) xin hứa với Ngài rằng chúng con sẽ thương nhau, sẽ chung lưng đấu cật, sẽ cùng nắm tay nhau xoay chuyển bánh xe Pháp, để cho những lời dạy của Ngài đến được những nơi u tối nhất, cho trần gian này bớt khổ, cho dòng suối yêu thương tuôn chảy muôn đời.

Thích Giác Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Phật giáo thường thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Xem thêm