Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/07/2016, 09:49 AM

Chung tay bảo vệ môi trường!

Liệu còn cần bao nhiêu lời kêu gọi, bao nhiêu bản báo cáo hay những con số thống kê tàn nhẫn, lạnh lùng về một "trái đất đang than khóc", "những bờ biển đang nhỏ lệ", và "những thiên đường đang sụp đổ"?


Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng và được quan tâm nhiều nhất tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Những dòng sông đầy rác thải, nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối; những cánh rừng bị tàn phá; những ống khói cao ngút trời... là những hình ảnh đau thương về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
 
Liệu còn cần bao nhiêu lời kêu gọi, bao nhiêu bản báo cáo hay những con số thống kê tàn nhẫn, lạnh lùng về một "trái đất đang than khóc", "những bờ biển đang nhỏ lệ", và "những thiên đường đang sụp đổ"?

Liệu còn cần bao nhiêu hình ảnh đau thương như thế này để thức tỉnh trái tim của người con đối với đất mẹ, với đồng loại và muôn loài sinh vật cùng sinh sống trên trái đất?
Một chú chim chết vì ăn phải rác thải khó phân hủy
Bầy chim cánh cụt được "nhuộm" màu lông mới vì nước biển ô nhiễm. 
Bạn có bao giờ ngắm nhìn thế giới bên ngoài qua ô cửa sổ và giật mình tự hỏi, đằng sau những nhà tòa nhà chọc trời, những nhà máy hoạt động hết công suất, những cánh rừng tưởng như yên bình và những dòng sông xanh màu xanh giả tạo, sự thật là điều gì đang xảy ra? Là con người đang tàn phá môi trường, là “Mẹ Trái đất” đứng chênh vênh trên bờ vực sự sống và cái chết.

Chúng ta mơ ước và nuối tiếc về một thời xa xưa, tự vấn lòng mình: "Còn đâu hình ảnh mẹ trái đất tươi xanh với không khí trong lành, từng đàn cá tung tăng bơi lội? Còn đâu nữa những dòng sông quê hiền hòa, thơ mộng?"
 
Xã hội ngày càng phát triển, khung cảnh làng quê thanh bình với sông ngòi uốn lượn quanh co, với triền đê trong chiều lộng gió nay không còn nữa mà thay vào đó là những khu công nghiệp, khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp; những ngôi nhà cao tầng đua nhau mọc lên, kéo theo đó là những "ngôi làng ung thư" cũng dần dần xuất hiện.

Theo một công bố cách đây 3 năm của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có tới 37 “làng ung thư”. Cũng trong vòng 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện, 70.000 người chết mỗi năm vì căn bệnh này, tăng hơn nhiều so với trước đây.

Những con số thống kê tàn nhẫn và lạnh lùng: 37 làng ung thư trải khắp 22 tỉnh thành phố từ Bắc vào Nam cho thấy nông thôn đã không còn yên bình với cây đa, bến nước, sân đình, nước giếng khơi trong vắt, ngọt lịm. Tại 37 ngôi làng không yên ả ấy, 5-10 năm qua đã có gần 1200 người chết vì căn bệnh ung thư và 380 người mắc ung thư ở các xã lân cận…

Đó chỉ là một góc nhỏ trong những hậu quả mà con người đã gây ra cho đất mẹ, làm ảnh hưởng đến muôn loài sinh vật và cho chính đồng loại của chúng ta. 

Sinh viên bảo vệ môi trường!


Trước thực trạng như vậy, những người đại diện cho Phật giáo Việt Nam và trên Thế giới đã có những lời kêu gọi vô cùng thiết thực và ý nghĩa. Cụ thể trong bức thông điệp của đức Pháp chủ gửi cư sĩ tăng, ni và phật tử cả nước nhân mùa Phật đản PL.2560 - DL.2016, HT. Thích Phổ Tuệ đã đặc biệt nhấn mạnh:

"Mỗi người bằng những hành động thiết thực nhất hãy bảo vệ môi trường bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu đang đe dọa đời sống của chính chúng ta." 

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, các bạn thanh niên phật tử trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã cùng nhau chung sức, đồng lòng "Bảo vệ đất mẹ từ trong những điều nhỏ bé nhất".
 
 
Trong những bộ quần áo lam hay nâu giản dị, hình ảnh các bạn trẻ cúi xuống nhặt rác sẽ làm đẹp mãi biểu tượng của người phật tử Việt Nam trong mắt các bạn du học sinh quốc tế, trong mắt người dân và xã hội.

Trẻ em bảo vệ môi trường!

Không chỉ người lớn mà thậm chí những em nhỏ cũng là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đây là một câu chuyện tôi chứng kiến tận mắt và vô cùng xúc động tại siêu thị Vincom MegaMall Times City trong một lần đi mua sắm. Câu chuyện nhỏ nhưng để lại trong tôi nhiều điều đáng suy ngẫm về việc nuôi dạy trẻ của những ông bố, bà mẹ trong thời đại mới.

Hình ảnh cô bé gái nhỏ nhắn tay cầm chiếc chai nhựa lẫm chẫm tập đi, dò dẫm từng bước cứ vừa đi vừa ngã nhưng vẫn không từ bỏ đích đến là chiếc thùng rác sẽ khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ khi nhiều lần không biết "vô tình hay hữu ý" đã lãng quên chiếc thùng rác để "đánh rơi" trên thảm cỏ vài ba lon nước ngọt hay mấy túi nilon,... trong khi "đích đến" thật dễ dàng. Chỉ cách vài bước chân!

Điều đáng nói hơn ở đây, phía sau hành động ấy là sự cổ vũ, động viên và khích lệ từ một người một người cha thầm lặng. Thay vì bao bọc con trong nhung lụa, trong sự yêu thương và che chở như nhiều gia đình có điều kiện thì tôi thật bất ngờ với cách dạy con "khi chỉ mới lẫm chẫm tập đi" của ông bố này.

Tôi đã định dang tay ôm cô bé vào lòng, khi thấy bé ngã nhiều lần mà chưa tới đích và định bước tới giúp đỡ bé bỏ chiếc chai nhựa vào thùng khi bé với tay mãi mà không tới được thành chiếc thùng rác. Thế nhưng, hành động ấy của tôi đã bị bố của bé phát hiện và kịp thời ngăn lại.

Ông bố muốn dạy con điều gì từ hành động nhỏ ấy?

Chắc hẳn không phải vô tình, trong khi anh hoàn toàn dễ dàng bỏ chiếc chai nhựa vào thùng mà vẫn để đứa con nhỏ bé "vất vả" mãi mới thành công với một việc tưởng chừng như rất đơn giản đó.

Việc "giáo dục" trong việc bảo vệ môi trường không phải là chuyện một sớm một chiều có thể giải quyết được và cũng không thể chỉ một người mà cần sự chung tay góp sức của rất nhiều người ở các tầng lớp, địa vị khác nhau trong xã hội và ở những độ tuổi khác nhau.

Phật tử bảo vệ môi trường!

Còn nhiều nhiều nữa những hình ảnh đẹp như "Cách đón Phật đản của những "bông hoa" làm tươi mát cuộc đời" trong lễ cung rước Ngọc Xá lợi tại chùa Quán Sứ hay của các bạn sinh viên lấp ổ gà lúc nửa đêm của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam và trên toàn thế giới.

Bên cạnh những hành vi chưa được tốt, những hình ảnh nhức nhối về vấn đề ô nhiễm môi trường thì vẫn còn có biết bao người đang chung tay bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta từ trong những hành động nhỏ bé nhất.
Các bạn trẻ nhặt rác trong lễ cung rước Ngọc Xá lợi tại chùa Quán Sứ
Những người con Phật phải hiểu rằng: "Không thể thờ ơ với từng mảnh rác nhỏ trên đường đi và ngay cả trong tâm mình". Hành tinh xanh của chúng ta sẽ bắt đầu từ những điều bình dị và giản đơn nhất!

“Xin cúi xuống làm người hèn kém
Miễn đôi tay làm đẹp cuộc đời
Tình thương dâng khắp muôn nơi
Con tim tuy nhỏ nhưng trời đất ôm”.

Hồng Yến
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm