Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/06/2022, 12:28 PM

Chuyện các nhà sư báo hiếu cha mẹ

Vào chùa rồi là không lễ lạy mẹ cha, không về thăm nom, chăm sóc… - và một số người hiểu lầm, cho thế là mất con, là không báo hiếu.

> Lời Phật dạy  

5 tuổi đã lạy mẹ báo hiếu, xin vào chùa

Bài hát “Chú tiểu ngây thơ” của tác giả Thích Minh Đạo làm lay động trái tim bao người, có hoàn cảnh gần giống với Tỳ kheo Thích Trí Hiến, sư thầy trụ trì chùa Hưng Khánh (Tuy Phước, Bình Định): Tôi yêu chú tiểu ngây thơ/Biết vì sao chú lại ở chùa…/…Tôi yêu chú đã xa cha/Xa mẹ hiền ngày đêm thương nhớ/… Chú mang hết cả tâm tư/Trải tâm từ cầu an cho đời.

Tỳ kheo có người cậu ruột xuất gia đi tu ở Sài Gòn, một lần đón cháu về chùa chơi bằng xe máy, thấy cháu thích ở chùa bèn nói với chị gái cho con vào chùa tu học.

Sư thầy Thích Trí Hiến khi mới vào chùa (ảnh nhà sư cung cấp)

Sư thầy Thích Trí Hiến khi mới vào chùa (ảnh nhà sư cung cấp)

Lúc đó sư mới 5 tuổi, còn chưa biết tu là gì, nhưng đã "quỳ lạy mẹ cha, con xin vào chùa đi tu". Theo đạo Phật, trước khi xuất gia thọ giới, nhà sư phải đảnh lễ báo ân cha mẹ, vì sau khi từ bỏ thế tục, thọ 250 giới rồi nhà sư là đại diện cho chư tăng 10 phương, không lạy cha mẹ nữa (vì sẽ làm cha mẹ sẽ tổn thọ). Mẹ thương con, nên suốt chặng đường đưa con vào chùa mẹ khóc dữ lắm.

Khoảng năm 1994 - 1995 mẹ tới thăm sư trong ngôi chùa ở gần chợ, nhiều dân nghèo khổ và lắm trộm cắp. Đang đi thì người đạp xích lô dừng xe, bảo sửa xe. Mẹ loay hoay bước xuống thì họ phóng xích lô đi mất, lấy sạch cả quà bánh, túi xách đựng đồ và tiền bạc của mẹ. Nghe chuyện, sư thầy trụ trì nhà chùa thương xót cho mẹ chút tiền lộ phí để gọi xe đi về.

Tới năm 2000 mẹ nhớ con trai quá lại vào chùa xin cho sư về tu gần nhà ở Bình Định. Mỗi mùa sen nở ở Bình Định là mùa hiếu hạnh, trước đó là 3 tháng trường hạ, nên các nhà sư rất bận rộn với các đàn lễ cầu siêu, báo hiếu cho các chúng phật tử tới lễ bái theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nên không thể về thăm cha mẹ.

Nhưng người xuất gia báo ân, báo hiếu cha mẹ hàng ngày (đặc biệt là rằm và ngày 30 hàng tháng), bằng tụng kinh, niệm Phật, cầu nguyện cho thế giới hòa bình, quốc thái dân an, chúng sinh an lành, hạnh phúc…

Đại đức Thích Thanh Phương vái mẹ dịp lễ Vu lan.

Đại đức Thích Thanh Phương vái mẹ dịp lễ Vu lan.

Đón mẹ về chùa phụng dưỡng

Một tấm gương báo hiếu đẹp ở vùng Kinh Bắc là Đại đức Thích Thanh Phương, Ủy viên Ban hoằng pháp Trung ương, Sư trụ trì chùa Sủi ở làng Phú Thị (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Đại đức tâm sự, khi thầy có ý định đi tu thì bố không đồng ý. Nhưng mẹ thầy lại giúp đỡ, động viên con trai vào chùa. Thấy xuống tóc, vào chùa một thời gian mà bố vẫn không nói chuyện, không cho về nhà.

Sau này nhờ mẹ, và chính bố cũng tìm hiểu và biết sự trưởng thành của con trai qua quá trình chuyển tâm theo Phật thì mới đón nhận việc nhà có con trai xuất ly thế gian.

Bố thầy mất sớm, mẹ thương con trai đi tu kham khổ, nên luôn đi theo để giúp đỡ, không ai cản được. Khi thầy về trụ trì ở chùa Sủi đã đón mẹ vào chùa làm công quả để tiện bề phụng dưỡng. Đại đức hướng dẫn mẹ ăn chay, niệm phật. Giờ mẹ Thầy đã lớn tuổi, tóc bạc, lưng còng, nhưng là một phật tử thuận thành, phát tâm niệm phật đều đặn hàng ngày.

Mỗi mùa lễ Vu lan thêm một lần Đại đức Thích Thanh Phương dâng lên mẹ một vòng hoa đẹp báo hiếu với tấm chân tình, hiếu thảo của một người con.

Xây chùa cho cha mẹ lễ

Đời Trần có vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Thiền sư Huyền Quang (1254 - 4334), là trạng nguyên xuất chúng. Một lần theo vua đến chùa Vĩnh Nghiêm dự pháp hội, thấy Quốc sư Pháp Loa hành đạo, Tổ liền về dâng biểu xin vua cho xuất gia tu hành.

Bỗng một hôm nghe chim khách kêu vang trước sân chùa, Tổ nhớ cha mẹ già yếu, nghĩ đến công ơn sinh dưỡng sâu dày, liền sắm sửa hành trang trở về cố hương thăm cha mẹ.

Thấy cha mẹ khỏe mạnh, lại biết lễ bái Phật, Tổ hoan hỉ xây chùa Đại Bi (lấy ý từ câu “ Đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát cứu độ cha mẹ hướng về Phật đạo”) cho cha mẹ tụng niệm hàng ngày cho khuây khỏa tinh thần, thấm nhuần đạo pháp, dưỡng già, Tổ mới an tâm về núi tiếp tục hoằng dương chánh pháp.

Những tích báo hiếu nổi tiếng

Việt Nam còn có truyền thuyết về ông Tổ cáy - là Thiền sư Tông Diễn (hiệu Chân Dung, 1640 – 1711), quê có thể ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Ngài mồ côi cha, còn mẹ tảo tần buôn bán nuôi con.

Năm 12 tuổi mẹ đi chợ, dặn sư ở nhà giã cáy nấu canh để trưa về ăn. Khi sư xách giỏ định làm cáy, thấy những con cáy tuôn bọt như khóc, xót thương nên thả hết. Trưa về mẹ biết, tức giận lấy roi đánh. Sợ quá sư chạy một mạch không dám ngó lại.

Hơn 30 năm sau sư trở thành Hòa thượng, nhớ mẹ bèn tìm về quê cũ. Thấy bà bán nước đầu tóc bạc phơ ở đầu làng, sư vào hỏi han. Bà lão than chồng mất sớm, có đứa con trai bỏ đi mất từ 12 tuổi. Thân già cô quạnh nên mở quán bán nước sống qua ngày.

Sư biết đó là mẹ mình, bèn lựa lời mời bà về chùa nương bóng từ bi cuối đời. Sư giao cho bà quét sân, nhổ cỏ tùy sức khỏe, còn thì tụng kinh niệm Phật, và luôn nhắc nhở bà tu hành.

Khi bà lão bệnh, sư có duyên sự phải đi vắng, nên dặn mọi người: “Nếu bà lão có mệnh hệ gì thì để bà trong áo quan, đừng đậy nắp. Đợi tôi về sẽ đậy sau”. Mọi người làm đúng như lời sư dặn.

Khi sư về nhìn mặt bà lão lần chót rồi đậy nắp quan lại, nói to: Một người tu hành ngộ đạo cha mẹ sanh thiên, nếu lời ấy không ngoa xin cho quan tài bay lên hư không để chứng minh lời Phật.

Nói rồi ngài cầm tích trượng gõ 3 cái, quan tài từ từ bay lên rồi hạ xuống. Lúc ấy mọi người mới biết bà lão là mẹ của sư.

Nguồn: Giadinh.net.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện về chàng trai “cuồng mèo”

Gieo mầm thiện 15:58 27/03/2024

Với tình yêu mãnh liệt dành cho loài mèo, chàng trai Nguyễn Hồng Nhân (Tp.HCM) đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để cưu mang và “tái sinh” cho những hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi…

Phật giáo chung tay cho “Ký túc xá vùng biên”

Gieo mầm thiện 13:35 27/03/2024

Ngày 26/3, Phân ban Dân tộc (Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Nghệ An) phối hợp với đồn biên phòng Tam Quang và các nhóm từ thiện, các mạnh thường quân, Quỹ Nhân ái Nhân Minh tổ chức khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng mô hình “Ký túc xá vùng biên”

“Ngôi chùa khuyến học”, chắp cánh ước mơ của hàng nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Gieo mầm thiện 13:30 27/03/2024

Ngôi chùa Pitu Khôsa Răngsây - chùa Viễn Quang (An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ) không chỉ nổi tiếng với kiến trúc tôn giáo độc đáo của bà con Khmer, mà còn bởi hoạt động cưu mang cả nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngôi chùa cũng được biết đến với cái tên 'ngôi chùa cử nhân' hay 'ngôi chùa khuyến học'.

Hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh kịp thời cho bệnh nhi 4 tháng tuổi

Gieo mầm thiện 15:33 25/03/2024

Cháu bé Trịnh Quốc Bảo (4 tháng tuổi) trú tại tỉnh Thái Bình mắc tim bẩm sinh đã được chữa lành và xuất viện vào ngày 21/3.

Xem thêm