Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/06/2015, 15:29 PM

Chuyện cảm động về 133 cụ già neo đơn nương tựa nơi cửa Phật

Hơn 20 năm qua chùa Lâm Quang (số 130 đường Bến Bình Đông, P.14, Q.8, TP.HCM) là mái nhà chung của 133 cụ bà neo đơn không nơi nương tựa.

Chùa Lâm Quang-Mái nhà chung của 133 cụ già neo đơn không nơi nương tựa
Chùa Lâm Quang nằm khuất sâu trong một con hẻm nhỏ giữa một khu dân cư nghèo. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là chùa giản dị, được bài trí đơn sơ. Có lẽ toàn bộ nguồn lực mà nhà chùa có được đã được dồn hết cho việc chăm sóc các cụ bà từ khắp mọi miền đất nước về sống nơi đây. 

Bước chân vào cổng chùa, chúng tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm bởi một không khí trầm lắng nhưng lại chứa chan tình cảm bao la của các ni cô đang chăm sóc cho những cụ bà già yếu.

Họ-mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau nhưng lại đều xuất thân từ những gia đình quá khó khăn, con cái người mất người còn hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng nên đành đến nương náu nơi cửa Phật.
Sư cô Thích Nữ Huệ Tuyến tự tay đút từng thìa cháo cho một cụ bà đã hơn 90 tuổi
Ngồi đưa từng thìa cháo cho một cụ bà tuổi trên 90, sư cô Thích Nữ Hạnh Tuyến, trụ trì chùa Lâm Quang kể: “Mới 6 tuổi tôi đã có duyên đến với cửa Phật. Sư phụ tôi năm xưa cũng dang rộng vòng tay nhân ái đón nhận nhiều mảnh đời bất hạnh. Đến khi sư phụ mất tôi là một học trò luôn luôn tâm niệm và làm theo tâm nguyện của sư phụ khi còn sống, đó là luôn mở rộng vòng tay từ bi của nhà Phật cho những mảnh đời bất hạnh, khó khăn”.

Thái độ ân cần, chăm chút từng miếng cơm, tay đưa đấm bóp cho từng cụ bà mới biết được tấm lòng bao la của sư cô Hạnh Tuyến. Tình cảm đó như được lan tỏa ra tất cả những ni cô khác trong chùa.

Bà Nguyễn Thị Tư (85 tuổi, ngụ Q. 6) xuất thân trong một gia đình nghèo. Sau khi chồng mất bà chỉ còn lại người con trai duy nhất. Số phận bạc bẽo, người con trai của bà mất vì bệnh hiểm nghèo. Vậy là bà đến nương náu cửa chùa hơn 10 năm nay. 

“Nhà không còn ai, tôi chỉ có thể đến nương tựa cửa Phật. Suốt 10 năm nay tôi già cả, hay bệnh tật vậy mà các sư cô, những người tình nguyện vẫn ngày đêm chăm sóc, tôi chẳng biết nói gì ngoài hai từ cảm ơn”- bà Tư rưng rưng kể.
Những người dân xung quanh dù không thân thích, ruột thịt nhưng vẫn đến thăm hỏi động viên những cụ bà bất hạnh
“Thấy sư cô cùng các ni cô tất bật ngày đêm lo cho cả trăm con người không ngơi nghỉ mình thương lắm. Khi nào rảnh mình lại ra đây phụ giúp nấu cơm, nhặt rau, quét nhà phụ giúp chùa. Đó cũng là cách để mình thể hiện tấm lòng hướng thiện nơi cửa Phật” - Bà Trần Thị Ty, nhà ngay cạnh chùa chia sẻ.

Hiện nay chùa Lâm Quang có đến 14 tình nguyện viên thay phiên nhau chăm sóc những người già trong chùa. Có nhiều cụ bà tuổi đã hơn 90 chỉ biết nằm một chỗ, nhiều cụ mắc bệnh lẩn thẩn, mất trí nhớ. Mọi sinh hoạt cá nhân đều do các ni cô và tình nguyện viên giúp đỡ. 

Chăm sóc người già đã khổ, chăm sóc người già bệnh tật, bệnh tâm thần còn khó khăn gấp bội lần. Vậy mà các ni sư và những tình nguyện viên vẫn âm thầm bền bỉ với công việc bằng tất cả tình yêu thương, lòng kính trọng. 

Nhiều cụ khi mới vào chùa đã mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp…Có những cụ khi đến với cửa chùa đến khi trút hơi thở cuối cùng sư cô Huệ Tuyến không thể biết được cụ tên gì, bao nhiêu tuổi, đến từ đâu. Chính vì thế, khi cụ đã an nghỉ, sư cô Huệ Tuyến phải đặt cho cụ một Pháp danh.

Để có kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc các cụ bà các ni cô trong chùa phải ngày đêm làm thêm nhiều việc như làm nhang, bán xôi, bán hủ tiếu hay thậm chí là đi phục vụ nấu các món ăn chay cho các gia đình phật tử mỗi khi có đám giỗ. 

Tấm lòng nhân ái của sư cô trụ trì và các ni cô đã lan tỏa đến nhiều nhà hảo tâm. Người đóng góp tiền, người đóng góp gạo, người đóng góp dầu ăn… để tiếp thêm kinh phí trang trải cho những bữa ăn của các cụ bà.
Các ni cô thường xuyên đo huyết áp, theo dõi sát sao sức khỏe của các cụ già
Mỗi buổi sáng các ni cô đã dậy từ 4h sáng, chuẩn bị mọi nguyên liệu để kịp đẩy xe ra chợ bán hủ tiếu và chuẩn bị bữa ăn sáng cho các cụ bà. Nhiều cụ bà còn khỏe thấy các ni cô tất bật cũng xắn tay áo xuống phụ nấu nướng. Người nhặt rau, người nấu nước lèo, người rửa chén bát... Rồi cứ như vậy, những câu chuyện của các ni cô kể với các bà, các mẹ cứ tiếp tục như không bao giờ dứt. Rồi những tiếng cười xòa của các bà cụ, của các ni cô làm không khí trong chùa thật ấm áp.

20 năm gắn bó với công việc, ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến và các đệ tử chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi vì họ xem đây chính là cơ duyên của mình. Làm theo tâm nguyện của các bậc tiền nhân kiếp này xin được chở che những mái đầu bạc, để họ cảm thấy sống ở đây cũng như sống ở chính gia đình mình.

An Hà - Nguyễn Tuấn
Nguồn: http://infonet.vn/chuyen-cam-dong-ve-133-cu-gia-neo-don-nuong-tua-noi-cua-phat-post167784.info
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm