Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chuyện chị Mỳ ở Sơn La

Chị Mỳ, chứ chẳng phải chị Mỵ trong vợ chồng A Phủ. Nhà vợ chồng chị ở Sơn La. Biết chị, có hai giới, một là những người thích đi du lịch, hai là những người chuyên làm từ thiện ở vùng cao.

Hồi ấy, những người thích du lịch đi đâu qua Sơn La, Lai Châu, nhất là Phù Yên, thì nào cũng phải ghé qua nhà vợ chồng Mỳ - Vinh. Nhà Mỳ Vinh lập nghiệp ở Sơn La, có tiệm ảnh nổi tiếng, chuyên chụp ảnh cho bà con người H'mông mỗi khi ăn Tết thường xuống thị trấn chơi, ăn kem, và chụp ảnh lưu niệm. Thế nên tiệm ảnh khá đông vui mỗi mùa lễ hội. Điều đấy cũng tốt, nhưng cũng chẳng đáng nói làm gì, nếu như ngôi nhà ấy không có chị Mỳ.
 
Chị Mỳ xông xáo, nhiệt thành, tốt tính, và chiều bạn vô cùng.
 
Nhóm chúng tôi, năm anh, một chị, ào đến, rồi ào đi. Chỉ rẽ qua ngôi nhà của chị như một điểm dừng chân của một người bạn - một cơ sở tại địa bàn... Chị đếm người, rồi gọi khoảng chục cái phin cà phê đen. Thật là xa xỉ, phải ko. Thế mà chị thuộc tính nết của những kẻ thị dân Hà thành là thích cà phê phin! Thơm lựng cả cái xó miền núi ấy lên. Rồi chị tìm mấy cái gạt tàn, thậm chí, tìm cái điếu cày cho mấy anh ghiền thuốc lào tha hồ mà rít, thay cho cái điếu cày nhựa tự chế vác theo dọc đường của Trường sòn. 
 Chị là người có nụ cười tươi nhất
Xong mà cũng chưa xong, chị rót cho mỗi người thưởng thức ít rượu ngon, thứ đặc sản của miền núi mà anh chị đã thẩm định chất lượng, uống ít gọi là thôi, còn đâu phải lên đường. Mọi thứ mới đều bắt đầu!

Cái tình lưu luyến ấy, dứt khoát chẳng phải qua đường. Khi ngồi chung mâm với nhau đã là cái duyên, huống chi những thứ tình khác mà bây giờ loài người vốn bạc bẽo dễ quên và dễ dứt bỏ!
 
Về sau, nhiều đoàn cũng đến, dừng chân nhà chị Mỳ, rồi đi...Không hiểu mấy ai còn nhớ đến chị Mỳ beo béo, lúc nào cũng cười thật tươi...
 
Thế rồi sau này, khi chị trực đêm tại Đài Truyền thanh, truyền hình Bắc Yên, tôi thường xuyên nhân được các cú điện thoại đêm của chị. Tâm sự chuyện đàn bà, chuyện gia đình. Hồi đó, tôi thì biết gì tình trường đâu. Thế nhưng cứ như 1080 của các chị. Có lẽ vì thế đâm ra sợ... đàn ông! 
 
Thế rồi chị Mỳ biết đến Phật pháp. Thật may mắn, và may mắn, phải không? Nhưng tôi biết, cái may mắn đó không phải tự nhiên mà đến. Nó xuất phát từ sự đau khổ, muốn đi tìm một sự giải thoát của chị. Người ta bảo, đừng đến với Phật khi mình có "vấn đề", đừng có vì "hận tình" mà đi tu, đừng có vì một lý do nào đó cá nhân, mà mới tìm đến cửa Phật để xin, để cầu... Điều đó có cái đúng, mà cũng có sai. Khi con người chẳng còn niềm tin nào nữa, họ chẳng biết bấu víu vào đâu, thì lúc đó, cái làm cho họ tĩnh tâm lại, là cái gì? Chỉ có thể là đức Phật. Cái gì làm cho họ tin, và họ chỉ biết phải tin? Chắc cũng chỉ có thể là đức Phật. "Trần thế em nay chán nửa rồi..." (Ông Tản Đà than vãn như thế).Và cái gì đem họ đến với cộng đồng, biết quan tâm đến cuộc sống của người khác, với chị Mỳ, thì đó là đức Phật.
 
Tốt quá, tốt rồi. Tôi thường nói với chị như thế, khi theo dõi đường đời của chị, biết những chuyển biến của chị. Cho đến lúc đứt đoạn, mất quãng một thời gian, nhưng chưa bao giờ hết quan tâm tới đời nhau.Tình bạn bè, tình chị em, là thế...

Tôi bảo chị lập blog, khi vnblog bắt đầu thay thế 360 để chị có thể trút bầu tâm sự vào đó, để chị biết anh chị em bạn bè đang có gì diễn ra. Rồi chị có Facebook (FB), thực là vui. Vì từ nay lại được thấy nhau, lại biết bạn mình, chị mình đang làm gì.

Thấy trên FB chị toàn ảnh đi từ thiện với các anh em phượt muốn tìm điểm từ thiện mạn Phù Yên, Sơn La, đều có chị giúp đỡ liên lạc. Chuyến gần đây nhất là đi Sơn La cùng Hòa thượng Thích Quảng Tùng chia sẻ quà Tết cho đồng bào dân tộc ngày 18,19 /12 Âm lịch, chuyến viếng mộ bác Võ Nguyên Giáp là chuyến đi chia sẻ với người dân bị bão lũ. Những tấm ảnh chị chụp vẫn còn đó, tươi tắn, cho dù, theo lời chị Năm Hoa, đó là lúc chị đau đớn vì bệnh tật...
 
Hôm nay, ngày 09/02, tức 10 Tết Giáp Ngọ 2014, em và anh Bảo photo, cùng chị em về chùa Khánh Quang, thôn Cổ Ninh, xã Vũ Ninh thăm chị. Đường xa, ướt mưa, và lạnh. Đi xe máy quãng đường từ Hà Nội về Thái Bình, cái vùng gần biển Tiền Hải lạnh quá chị ơi, nhưng nghĩ tới chị đang ở trong một ngôi chùa quê, ngày đêm niệm Phật mong được vãng sinh, về với đức Phật Tổ mà chúng em vô cùng cảm kích.
 
Thấy chị tươi tắn, tinh thần mạnh mẽ, thể xác có đau đớn, nhưng tinh thần và diện mạo như vậy, thực ít người có được. Anh chị em cũng mừng. Cảm ơn sư bác chùa làng đã giang tay đón chị, ngày đêm giúp chị thực hành Phật pháp.
 
Em có hỏi chị, chị bảo nếu chị ra đi, sẽ hỏa thiêu và rắc cốt xuống biển. Chị Nam Hoa đã kể giấc mộng ra đi vào Rằm tháng Giêng này của chị, khi đó có sư thầy chùa Từ Xuyên (Thái Bình) và rất nhiều đạo tràng sẽ hộ niệm cho chị...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Phật giáo thường thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ "họa sĩ" AI

Phật giáo thường thức 15:24 16/04/2024

Tranh tượng điêu khắc tả Đức Phật, thường trên đỉnh đầu có phần thịt cứng (nhục) tròn đầy, nhô lên cao trông gần giống như búi tóc (kế) nên gọi là nhục kế (đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật).

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Phật giáo thường thức 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

“Mặc tẫn” là gì?

Phật giáo thường thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Xem thêm