Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/09/2014, 17:21 PM

Chuyện cụ Cứu tại chùa Diệc - xứ Nghệ

Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi được một phật tử quê Nghệ An mời về xứ Nghệ, điểm đến đầu tiên của chúng tôi là chùa Diệc - Diệc Cổ Tùng Lâm nằm ở Trung tâm thành phố Vinh.

Chùa Diệc cổ, nay chỉ còn lại cải cổng; các sinh hoạt phật sự đang được thực hiện tại gian Tam bảo dựng tạm trên nền chùa cũ.
Cổng chùa được dựng đơn giản
Diệc Cổ Tùng Lâm nay chỉ còn lại cổng này....
Dấu ấn Phật giáo xứ Nghệ một thời huy hoàng, nay còn đâu? - Đang còn mải nghĩ ngợi và suy tư chúng tôi bắt gặp hình ảnh một bà cụ đang ngồi đọc Kinh dưới cái nắng 39 độ C. Trong khi cả đoàn phật tử chúng tôi mải lo tránh nắng, nắng rát da của miền gió lào thì hình ảnh bà cụ phật tử thật là một miền xúc cảm khó tả. Lúc đó hơn 9 giờ sáng, khoảng thời gian gần đứng đỉnh nắng, chỉ mong manh vành nón lá che thân, cụ lặng thầm với cuốn Kinh Cứu khổ Cứu nạn trên tay…

Đứng quan sát cụ chừng vài phút, tôi đã thấy nóng rát từ đầu đến chân, nắng nóng ôm gọn thân chiếc máy ảnh cũng cảm thấy bỏng tay. Bà cụ vẫn lặng yên, thành tâm hướng nơi tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đọc Kinh, cầu khấn.

Cụ chỉ có vành nón lá che thân

Đó là cụ bà Nguyễn Thị Cứu, pháp danh Diệu Nhã, ngụ ở đường Lê Văn Tám, phường Lê Mao, thành phố Vinh, Nghệ An. Tranh thủ thời gian hỏi chuyện cụ, tôi được cụ Cứu cho biết: Bà đi chùa được 10 năm nay. Trước bà theo bên Thánh, chưa biết đến đạo Phật, cuộc sống cơ cực lắm, gia đình thường xuyên lục đục, gặp chuyện không may. Ông ở nhà nay đã 80 tuổi, vậy mà gần như không tin bất cứ điều gì, ai nói cũng khó nghe, khó thuận. Rồi theo các bà, các bác hay về chùa lễ Phật, bà cũng đi.

Hành trang về chùa của cụ Cứu giản đơn đến vậy. Lời Thầy dạy cụ luôn mang bên mình.

Từ khi biết về chùa lễ Phật, 7 năm nay, khi đã Quy Y Tam Bảo, được Sư phụ cho pháp danh Diệu Nhã, ngày nào bà cũng về chùa lễ Phật, sám hối, cầu bình an. Nương nhờ cửa Từ bi, nương vào Tam Bảo, nương nhờ chư Phật, cuộc sống gia đình bà dần thay đổi - bà cho biết như vậy. Ông cũng bắt đầu tin vào Phật. Con cái chăm chỉ, tu chí làm ăn. Các cháu khỏe mạnh, ít ốm đau hơn. Cuộc sống nhẹ nhàng, lòng bà thấy thanh thản!

Mặc cho cái nắng gay gắt, cụ Cứu trả lời rõ ràng, rành mạch. Nắng vẫn hầm hập từng không. Từng lằn mồ hôi ôm vòng những nếp nhăn trên gương mặt bà cụ đã gần bước sang tuổi 80. Chất giọng xứ Nghệ ấm áp, tình cảm khiến tôi như quên đi cái nắng miền Trung nơi vốn nổi tiếng được phong danh “chảo lửa thành Vinh”…



Chuông chùa bóng mát phủ che
Mình cụ trời nắng, có nào ngại chi
Tâm nương cửa Phật từ bi
Ngưỡng mong Phật độ gia đình bình an...


Hình ảnh nhỏ! Nhưng ý nghĩa khó thể nghĩa bàn. Tôi thầm nghĩ, Phật giáo Nghệ An vài năm trở lại đây đã ngày thêm phát triển. Những người con quê Bác luôn được biết đến với lòng kiên trung, quả cảm, vững chí, bền gan. 

Nay, hình ảnh một người con Phật kiên tâm, bền chí, hướng trọn tâm lòng nơi từ bi cửa Phật mong cầu một cuộc sống tốt đẹp, thiện đức đủ đầy cho con cháu mai sau, khiến tôi vô cùng cảm phục.

Dù chưa thể là điển hình, nhưng với tôi, đó như biểu trưng cho tinh thần hào khởi, hướng về một tương lai Phật giáo Nghệ An ngày thêm hưng thịnh, khởi sắc…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm