Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chuyện đi chùa

Khi tôi còn là con bé học sinh tiểu học, cha mẹ tôi luôn lo lắng cho tôi từng bộ đồ, từng món ăn. Đi đâu cũng có người đưa rước... nhưng không vì cuộc sống sung sướng mà tôi bỏ mặc những đứa bạn còn thiếu thốn.

Tôi quen với người bạn là con chiên của Chúa, nó luôn bảo tôi:

- Mình theo đạo này nếu có phạm lỗi lầm thì đi nhà thờ xưng tội và Cha xứ sẽ rửa tội. Hồi ấy trong trí óc non nớt thơ ngây của tôi là:

- Nếu vậy mắc lỗi cứ xưng tội là xong… 
 Cầu nguyện cho mình và mọi người đều bình an (chùa Thailand)
 
Rồi tôi nói với bạn

-Liên nè, còn gia đình dòng họ mình thì theo đạo Phật, đạo nào cũng tốt cả đều hướng thiện.

Có lần một vị cán bộ cấp cao nói với tôi:

-Chúa thì công bằng bác ái – Phật thì từ bi hỷ xả.

Cho nên chúng tôi chơi thân với nhau mà không phân biệt ai theo đạo nào và Liên cũng bị cuốn hút vào những việc làm của tôi như:

-Cứ mỗi tiết học trống, thay vì về nhà, tôi cùng Liên và các bạn đến một túp lều ở Trường bắn bia gần nơi học để mang bánh, trái cây (là những thứ mà cổng trường bán, chứ chúng tôi không thể ra chợ vì rất xa) cùng với bịch gạo mà tôi mang từ nhà đến cho ông lão già, lưng còng tóc bac phơ và ông run run đón lấy, khi chúng tôi nhón đôi chân nhỏ xíu chân lên cái hàng rào trước cửa nhà ông. (Hồi ấy mới học lớp 4 thôi).

Có thể bây giờ ông không còn nữa, nhưng trong trí nhớ tôi in đậm hình ảnh một ông lão già lưng còng, tóc bạc phơ, tay run run khi nhận những món quà trẻ con của chúng tôi. Mỗi khi mang cho ông lão quà nhóm của chúng tôi rất là vui và thích lắm, cứ mong thầy cô bận để cho nghỉ là chúng tôi kéo nhau đi thăm ông lão ấy.

Đặc biệt là nhiều lần đến tặng quà cho ông, nhưng chúng tôi chưa hề nghe ông nói với chúng tôi câu nào cả, mà nơi ông ở cũng lạ lùng lắm, 2 bên là vách đá cao, chỉ có một lối nhỏ vào nhưng rào kẽm gai và khóa rất kỹ. 

-Mỗi đợt vận động giúp đồng bào miền Trung bị lũ lụt, tôi thường mang quần áo cho vào bao rồi mang đến Thầy.

Ba tôi cưng tôi nhất nhà nên ngoài phần tiền mẹ cho, ba còn cho thêm nữa. Vì thế, tôi lại có điều kiện giúp thêm các bạn nhỏ miền Trung.

Trong lớp đứa bạn tôi tên Huệ nó chỉ có 2 cái áo thay qua, thay lại, ngả màu vàng bệt. Cha nó theo vợ bé, mẹ nó cằn cỗi nuôi bầy con 8 đứa, chị nó thì làm ở quán bar. Tôi xót xa cho bạn, vì thế mỗi buổi đi học mang theo 2 ký gạo đến nhà nó trong suốt năm học lớp 3 đến lớp 5, để mẹ nó đỡ phần vất vả. Thế nhưng một ngày nọ, tôi phát hiện em nó và nó bày những trò chơi nhảy dây, cút bắt để tôi tham gia. Cuối cùng, như là có linh tính, vừa thấy bóng thằng em nó quăng cái cặp của tôi trên giường, tôi nói

-Xin tì, (đợi một chút)

Rồi chạy đến mở cặp ra xem, mất đi tờ giấy 20.000 đồng ba cho lúc nãy và mất cả xấp giấy thủ công màu với hoa văn tuyệt đẹp, mà tôi chọn để đến lần tập làm thủ công đạt điểm cao..Tôi không khóc, không trách mắng ai, lẳng lặng đóng cặp lại rồi đến trường mà không một lời rủ rê bạn cùng đi.

Nhỏ Huệ không dám nhìn vào mặt tôi. Sau đó thi vào trung học, chia trường chúng tôi bặt tin nhau. Những kỷ niệm ấy luôn theo tôi và tôi mãi ray rứt “Không biết giờ đây Huệ sống thế nào?”

Từ đó, tôi lại tìm đến những ngôi chùa, không chỉ để nhìn những tượng Phật nghĩ đến điều thiện, cầu mong điều lành, tôi lại thích nghe các vị sư ở chùa Hòa đồng tôn giáo dạy chúng tôi ở đời phải biết hiền, không nên tham lam v.v.. Lớn lên, tôi lại có duyên để gặp các vị sư cùng hành hương về Huế, lộ trình đó tôi được ghé thăm nhiều ngôi chùa.

Tịnh xá Ngọc Giang là điểm tập trung, do sư Giác Thảo hướng dẫn đoàn (cùng đi có sư Giác Minh, Sư Tần...)  kế đó là tịnh xá Ngọc Viên ở Vĩnh Long, xe chạy thẳng đến Minh Đăng Quang pháp viện ở Cát Lái, nghỉ ở đó một đêm trong không khí thanh tịnh của cửa thiền, tôi cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái sau bao ngày vất vả mưu sinh.

Sáng hôm sau đến Tịnh xá Ngọc Hải – Vũng Tàu chiêm bái các vị Phật nghe các nhà sư đàm đạo, tôi theo đoàn đến tịnh xá Ngọc Pháp Nha Trang, rồi đến tối nghỉ tại Viên Quan tự ở Quảng ngãi.
 Bên bãi biển Tiên Sa cùng sư Tần và quý sư

Đến phố cổ Hội An, tham quan Chùa Cầu, nghỉ ngơi ở tịnh xá Ngọc Giang và cảm nhận được sự kết hợp đạo đời nơi đây rất chặt chẽ, phật tử mỗi chiều đến chùa để cùng đọc kinh niệm Phật như là ngày hội, các vị sư trồng hoa có tên gọi là vĩnh cửu rất đẹp đủ màu sắc, để tìm nguồn xây dựng chùa chiền, vì dạo ấy đời sống của đa số phật tử còn quá khó khăn không thể trông chờ sự đóng góp.

Đến Huế, tôi được nghe các vị sư cầu an, rồi chúc cho đoàn hành hương thuận lợi an toàn. Sau đó, tôi tham quan chùa Báo Quốc rồi nghỉ lại tịnh xá Ngọc Hương. Từ chuyến đi đó, tôi đã hiểu thêm phần nào về Phật pháp, rồi về địa phương tôi tiếp tục ghé thăm các ngôi đình, chùa như là Từ Vân am nay là tịnh xá Ngọc Châu Như, Ngọc Định, Hải Phước An , Hải Phước Trường An, chùa Quan Đế, Thiên Hậu Thánh Mẫu, mỗi nơi đến tôi đều đem khả năng của mình để viết và kêu gọi sự đóng góp giúp đỡ của bạn bè thân hữu trong việc xây dựng cũng như hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật vượt qua khó khăn bất hạnh.

Tuy chưa có pháp danh, nhưng trong tôi luôn nghĩ đến những điều thiện tích tụ từ những lần đi chùa, vì thế tôi đã sử dụng bút danh của mình là Thiện Tâm, vừa để nhắc nhở bản thân, vừa để người tiếp xúc ít nhất cũng có cái nhìn ý nhị bằng sự mong muốn trái tim luôn thân thiện với tất cả mọi người.

Tôi luôn hỵ vọng từ suy nghĩ và việc làm của mình sẽ có nhiều người đồng thuận thấu hiểu, chia sẻ, thông cảm để cùng nhau đến với đạo vững bước hơn, đem hết thực lực của mình để giúp đời, giúp người và góp phần đưa đạo pháp ngày càng tiến bước cao hơn nữa.

Thiện Tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Phật giáo thường thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Hạnh phúc trong hôn nhân có hoàn toàn là thuận pháp?

Phật giáo thường thức 13:45 24/04/2024

Hỏi: Chồng con bảo mới đầu thích con, muốn chinh phục, khi có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn và cùng nhau trải qua nhiều chuyện thì hiểu hơn về con, lúc này tình cảm sâu đậm hơn. Quá trình tìm hiểu dẫn đến yêu và cưới của con có đang thuận pháp không thầy, khúc đầu có phải là tham ái không ạ?

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Phật giáo thường thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Nhiệm mầu của sự mỉm cười và im lặng

Phật giáo thường thức 10:52 24/04/2024

Có 2 điều đơn giản trong cuộc sống sẽ giúp bạn vượt qua được khó khăn và tránh những rắc rối là như sau:

Xem thêm