Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/06/2014, 10:19 AM

Chuyến đi ý nghĩa của Hội phật tử 3T- 4H

Giữa màn đêm mịt mùng tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, biển cả cần được soi sáng bởi những ngọn hải đăng lặng lẽ, để những con tàu không lầm đường lạc lối và cập bến an toàn.

Trong vòng luân hồi, con người cần phải thấu hiểu ý nghĩa của sự sám hối, cách sám hối ý nghĩa để tăng trưởng phúc đức.

Trong bối cảnh biển đảo quê hương đang lâm nguy, tuổi trẻ cần được trưởng dưỡng cảm giác và nhận thức về việc phụng sự tổ quốc. 

Đó là ý nghĩa của chuyến đi tu tập an lạc từ chùa Ba Vàng về đến vịnh Hạ Long của Hội Phật tử 3T-4H ngày 02/06/Giáp Ngọ (28/6/2014).

Hội Phật tử 3T-4H là những thanh thiếu niên phật tử luôn biết “Tùy hỷ - Tùy duyên – Tùy tâm” và “Học Pháp – Hiểu Pháp – Hành Pháp – Hộ Pháp), Hội hoạt động dưới sự hướng dẫn của ĐĐ.Thích Quảng Hiếu và sinh hoạt tại chùa Pháp Vân tối Chủ Nhật hàng tuần.
 
8h sáng, đoàn Phật tử 3T-4H được sự chủ trì dẫn dắt của ĐĐ.Thích Quảng Hiếu đã bước vào thời khóa nghi lễ Sám hối Hồng danh 108 vị Phật tại chính điện chùa Ba Vàng. Xuất phát từ tâm tàm quý luôn ý thức được rằng, mọi loài còn đang trôi nổi trong vòng sinh tử luân hồi hầu như chưa có một loài nào là hoàn toàn trong sạch và dứt hết được tội lỗi; Đại đức cho biết nghi lễ Sám hối Hồng danh giúp thanh tịnh hóa tam nghiệp thân, khẩu, ý của các phật tử tại gia.

Khi lạy Phật, thân đứng ngắm để chiêm ngưỡng Phật tức thân thanh tịnh, miệng niệm danh hiệu Phật, không nói lời xằng bậy vô nghĩa tức khẩu thanh tịnh; ý nghĩ nhớ về Tứ Vô Lượng Tâm không có ý nghĩ tạp loạn xen vào tức ý thanh tịnh. Vì tội lỗi là do ba nghiệp thân khẩu ý sinh ra một cách vô tình hữu ý, từ vô lượng kiếp quá khứ đến nay, sau mỗi khóa lễ sám hối hồng danh, 3 nghiệp thanh tịnh tức tội giảm, phúc sinh.
 
Sau khi khóa lễ kết thúc, để nhường lại không gian chính giữa cho khách thập phương về lễ Phật, ĐĐ.Thích Quảng Hiếu dẫn đại chúng bước vào thời Pháp thoại. Đại đức chia sẻ rằng, nhân định không bằng trời định, vì 20 ngày nữa chùa Tân Hải (Đan Phượng – Hà Nội) sẽ cung thỉnh tượng Bồ tát Địa Tạng về an vị tại chính điện cho phật tử thập phương lễ bái, vậy nên 10 ngày nay, thầy thường dẫn đệ tử tụng niệm kinh Địa Tạng Bồ tát Bản Nguyện.

Hôm nay, thời Pháp thoại về sự sám hối diễn ra dưới ánh nhìn từ bi của Bồ tát cũng chính là thiện duyên của Phật pháp vi diệu.

Mở đầu, bài giảng, Thầy giải thích lý do vì sao người tu Phật nên có tâm tàm quý luôn biết sám hối. Đức Phật đã dạy “Phàm chúng sinh còn trôi lăn trong sinh tử luân hồi, không có một loài nào là hoàn toàn trong sạch, và càng không có một loài nào có thể dứt hết được tội lỗi”; vậy thì cõi đời này đã gọi là cõi trần, trong khi cõi trần không thể nào trong sạch được, như tục ngữ Việt Nam có câu “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; cũng như con người sống trong cõi trần bị bụi trần ai phủ tầng tầng lớp lớp lên tâm ý của họ, khiến họ vô minh và tạo nghiệp, để nghiệp lực lôi kéo họ vào vòng sinh tử trầm luân.
 
 
 
Như một chiếc áo bị dính bẩn, con người thường đem giặt sạch rồi mới lại mặc vào. Thời đức Phật tại thế, Ngài và Tăng đoàn đi nhặt vải về cũng đã giặt sạch rồi may thành y đắp.

Cũng như vậy, con người khi nhận ra mình có lỗi thì đều muốn sám hối. Để nhận thức lỗi lầm, hẳn con người đã học được đức tính khiêm hạ, hay nói cách khác, tâm tàm quý song hành cùng hạnh khiêm tốn, tâm ấy hạnh ấy giúp con người cảm thấy bình an như một hạt cát vô danh trong đời.

Trong đạo Phật, Pháp sám hối là phương pháp tu tập để tẩy trừ những gì chưa tốt đẹp ở việc làm, lời nói, ý nghĩ, Pháp tu bao gồm lạy Phật, niệm Phật, phát thệ ăn năn lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau.

Thầy đã chỉ ra cho đại chúng hiểu về những biểu hiện sám hối chưa đúng cách mà người đời thường mắc phải. Đó có thể là một số người biết mình vốn đã bất kính với nhà chùa từ trước, họ cũng muốn bày tỏ sự ăn năn, song họ lại mang mâm xôi con gà dâng lên chùa để cầu Phật chứng cho.
 
Trong khi giới cấm đầu tiên của nhà Phật mà phần lớn mọi người đều biết là cấm sát sinh, nhà chùa ăn chay để trưởng dưỡng lòng từ, nay phật tử hoặc tự mình giết gà lợn, hoặc bảo người giết, hoặc thấy người giết gà là họ mừng vì có lễ vật cúng chùa, như vậy tội lỗi chỉ càng thêm chồng chất. 

Thầy giảng giải cho đại chúng rằng: Mọi tội lỗi đều từ tâm ý phát khởi lên:

“Tâm như họa sĩ khéo
Vẽ thế giới muôn màu
Đọa sa hay thành Phật
Đều từ tâm ấy ra”
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo”

Bởi tội khởi từ tâm ý xui khiến hành động, nên mỗi khi cảm thấy mình có lỗi lầm, phật tử nên sám hối từ trong tâm chứ không chỉ bằng lời nói, nghĩa là lắng lòng mình dưới phật đài, và quay trở về bên trong nội tâm để tự hứa với lòng sẽ không bao giờ tái phạm lỗi cũ, để tự sách tấn mình thận trọng học hỏi nhiều hơn để hạn chế sai sót.

Đối với con người, trong cuộc sống, chữ tín là nền tảng cho mỗi mối quan hệ, vậy để giữ được chữ tín với người khác, mỗi người cần đủ khả năng giữ được lời hứa với chính nội tâm muốn tu sửa của bản thân mình. Đó là cách sám hối có ý nghĩa để tăng trưởng phúc đức, và tránh cho con người đọa lạc địa ngục.

Vậy địa ngục có thật trên đời không? Địa ngục là gì? Địa có nghĩa là tâm địa của con người, ngục là nơi giam giữ, địa ngục là nơi giam giữ tâm địa xấu xa của con người. Ở đó không có ông Diêm Vương và quỷ sứ, vậy mà khổ đau vẫn hành hạ con người. Vì sao? 

Bởi cái tâm đau khổ của con người lâu nay được bao bọc và bù đắp bởi sự thỏa mãn về lợi dưỡng của cái thân, trong khi tâm hồn là thể vô hình vô lượng vô biên, trong khi thân xác là thể hữu hình mang tính chất hữu hạn. Đến một ngày, thân xác thuận theo lẽ vô thường về với cát bụi, cái tâm hồn vô hình hòa tan vào không trung, cùng với bao khổ đau và hạnh phúc được nhân rộng đến cùng cực. Địa ngục chính là khổ đau ở mức tối đa của đời người vậy.

Để giảm thiểu khổ đau của cuộc đời chính mình và cho người khác, phật tử nguyện tinh tấn hành trì nghi thức sám hối, để học hạnh khiêm hạ và tu sửa nhân cách ngày thêm hoàn thiện. Bởi phật tử hiểu rằng một cuộc sống tích cực phải hết sức khiêm nhường, cái Ngã càng lớn thì càng bất an, và ngược lại. 

Khóa lễ sám hối và thời Pháp kết thúc, ĐĐ.Thích Quảng Hiếu khích lệ tinh thần tu tập của đệ tử bằng món quà Pháp nhỏ xinh và ý nghĩa đó là những chiếc huy hiệu hình lá bồ đề có in hình Thánh Tăng Phúc Báu Sivali.
 
Sau thời khóa, đoàn Phật tử 3T-4H cùng ngồi lại một góc hành lang trong khuôn viên chùa để thọ trai. Bữa ăn cơm nắm muối vừng và hoa quả trở nên thắm tình đạo vị vì các thầy trò quây quần lại, không còn khoảng cách và xa lạ.

Thọ trai đã xong, 11h30, đoàn phật tử lại xuất phát ra bến tàu Bãi Cháy, bắt đầu chuyến du ngoạn vịnh Hạ Long trên con tàu mang tên Hòa Bình.

Trong bối cảnh biển Đông đang sôi sục dậy sóng, một chuyến du thủy của đoàn thầy trò phật tử giữa di sản thiên nhiên thế giới trở nên thật ý nghĩa, khi giữa mênh mông biển trời xanh thẳm, tiếng nhạc niệm Phật du dương trầm bổng vang lên như để xoa dịu lòng biển khỏi đau thương, và dường như đâu đây dưới đáy nước sâu, anh linh của những liệt sĩ hải quân vừa mới hi sinh vì Tổ quốc cũng được nhẹ gót siêu sinh.

Đó là những điều thuộc về phạm trù tâm linh cao siêu mà chúng tôi hướng đến,còn về phần những người trẻ trên con tàu Hòa Bình hôm ấy, cảm giác lặng ngắm hoàng hôn trên vịnh Hạ Long trong tiếng nhạc thiền đã lắng xuống bao lo âu, để tình yêu với biển đảo quê hương lại tươi nguyên trong trái tim tuổi trẻ.

Một chuyến đi tu tập một ngày an lạc cùng với đoàn phật tử 3T-4H đã đi vào kí ức chúng tôi.
                                                                                         
Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm