Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/05/2018, 15:32 PM

Chuyện "người ngoài hành tinh" treo cờ kính mừng Phật Đản

Hy vọng rằng hình ảnh rộn rã - hân hoan không chỉ nằm giới hạn trong một ngôi chùa và không phải đón mừng Phật Đản bằng những hình ảnh nghèo nàn, đơn điệu như việc anh em chúng tôi đã và đang làm lâu nay thế này. 

 
Đúng theo thông lệ  hằng năm, trong nội dung thông tư về việc tổ chức lễ Phật đản của các Ban Trị sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương GHPGVN, đều có cụm từ khuyến khích các tư gia treo cờ đèn kính mừng Phật Đản. Đây là cơ sở rất quan trọng để các địa phương an tâm thực hiện. Tuy nhiên, nhiều năm qua sự việc chỉ dừng lại ở tính văn bản đó thôi chứ chưa là mục tiêu phấn đấu phải có trong hạng mục tổ chức đại lễ. Điều này dễ nhận thấy qua các thời giảng pháp của các giảng sư, người ta chưa nghe một ai nói đến điều này và khuyến khích phật tử nên làm theo, xem đó như là một công đức trong ngày Đản sinh đức Từ Phụ.

Có điều rất lạ lùng trong rất nhiều khóa tu học của  nhiều đạo tràng đó đây thường được biết đến với  những con số ấn tượng, nhưng nếu lấy những con số đó hoán đổi thành mỗi lá cờ Phật giáo treo trong lễ Phật đản tại tư gia thì  đáp án sẽ bằng không, rất lạnh lùng!
 
 
Chỉ lấy ví dụ nhỏ trong xóm ấp tôi hiện cư ngụ, có rất nhiều chùa và phật tử đông đảo, thế mà bảo họ treo một lá cờ Phật giáo và sẵn sàng biếu không, thì ai cũng lắc đầu lảng tránh. Còn các ngôi chùa thì dường như chỉ biết trang hoàng cho bảng hiệu mình rôm rả chứ không hề có chút quan tâm chung quanh, dù chỉ cách vài dây cờ giăng của chùa. Ngược lại, năm nay khi đang leo trèo giăng cờ giữa trưa nắng gắt, một anh thanh niên ngồi trong nhà thấy vậy chạy ra nói “Có gì cho con làm phu với chú?” và một anh bạn trung niên cùng xóm cũng tham gia phụ giúp ngoài vị tổ trưởng đã đồng hành nhiều năm nay. Thế nhưng nhiều người chung quanh, trong đó có các phật tử vừa nói đều nhìn chúng tôi như  người ngoài hành tinh vậy. Cần nên nói thêm rằng, việc treo cờ  như vậy, chính quyền địa phương chưa bao giờ cản trở hoặc gây khó dễ, ngược lại ngay chính vị tổ trưởng dân phố tôi năm nào cũng tham gia nhận phần trách nhiệm treo cờ.  Đó là nguồn động viên quý giá cho chúng tôi chứ không từ phía các chùa và các phật tử ngơ ngác kia.

Sẽ có nhiều lý do để  biện hộ cho việc  những cư sĩ phật tử chưa treo được cờ Phật giáo mừng Phật đản như nhà cuối hảm, chật hẹp, ở chung gia đình, ở trọ, ở chung cư … nhưng hình ảnh thường khi các vị với bộ trang phục màu lam, lũ lượt kéo nhau đi chùa, đi dự các khóa tu nườm nượp đầy đường khiến anh em chúng tôi thấy chột dạ.

Chưa hết có vị còn dõng dạc “góp ý” rằng Tu tại tâm, Phật biết, làm gì mà khoe khoang! Không lẽ đây là kết quả tu học của các đạo tràng hay các chùa mà quý vị này thường xuyên đến để huân tu?  
 
 
Đáng buồn và rất đáng tiếc khi có một ngôi chùa cách đây hai mùa phật Đản, được một anh tài xế (gởi nhờ xe ở chùa mỗi đêm) phát tâm cúng dường cờ lá (loại 1 mét 8) và cho người treo hết hai đoạn đường dài (đường số 6 và đường 42) làm không khí rận rả và hân hoan hẳn lên.

Những tưởng nương vào cái đà ấy năm sau chùa lại tổ chức cho treo như vậy tiếp tục, dần dà tạo thành truyền thống rất có ích. Nhưng ngược lại với những gì mình nghĩ, năm sau tắt hẳn luôn cho đến  tận bây giờ.

Ai cũng biết cờ vải như thế treo ít nhất cũng ba, bốn mùa Phật đản mới phai màu và đương nhiên nếu có ai hỏi lý do, chắc chắn lý do đầu tiên sẽ là “Năm nay không có ai cúng!”
 
Mỗi khi đọc thông tin đại loại “Thành phố hân hoan, rộn ràng màu sắc chào đón ngày Phật Đản”, đã không khỏi làm người hiểu chuyện buồn cười! Bởi lẽ, tất cả sự “hân hoan chào đón” ấy đều là của các ngôi chùa, không bao giờ có bóng dáng một tư gia nào tham gia dù chỉ treo một lá cờ khiêm tốn. Có lẽ cũng nên góp ý với loại “thông tin không đúng sự thật” trên mà chỉnh sửa lại rằng “Các chùa, hân hoan rộn rã kính mừng Phật đản” thì dễ giữ vững niềm tin  công chúng hơn là cường điệu điều không hoặc chưa có thật. 

Thật lòng mà nói, việc treo cờ hiện nay của những người thiện chí chỉ là cắm cờ  ở những nơi công cộng, đường phố, cột điện chứ chưa phải là ý thức tự giác của chính các chủ gia treo trước nhà mình. Tuy nhiên thà như thế còn hơn lạnh lùng, vô cảm đến chai cứng tâm hồn. Việc làm này cũng nhằm tạo ra nét truyền thống cho cư dân quen mắt mỗi mùa Phật Đản về. Và tuy chủ gia nào đó không treo nhưng cho anh em cắm trước hàng rào nhà mình cũng đã hơn lắm rồi người không cho! Chúng tôi lấy đó làm niềm vui vì có những tư gia khó chịu, thậm chí nhổ bỏ trước mặt chỉ vì họ là người khác tín ngưỡng với chúng ta. Còn những ai cùng tín ngưỡng  thì sao?
 
Đại lễ Vesak năm 2019 sẽ được PGVN đăng cai tổ chức. Một lần nữa người con Phật Việt Nam chúng ta lại được dịp bày tỏ lòng tự hào với lịch sử hai ngàn năm gắn bó cùng dân tộc với bạn bè thế giới. Hy vọng rằng hình ảnh rộn rã - hân hoan không chỉ nằm giới hạn trong một ngôi chùa và không phải đón mừng Phật Đản bằng những hình ảnh nghèo nàn, đơn điệu như việc anh em chúng tôi đã và đang làm lâu nay thế này. Với những vị giảng sư tôi luôn ngưỡng mộ, hãy  cất lên tiếng nói từ  đạo tràng tu học đúng nghĩa rằng việc treo một lá cờ phật giáo là một phước báu mà thời đại bùng nổ thông tin hiện nay luôn rất cần để hình ảnh Phật giáo rạng ngời khắp nơi. Và để một ai đó biết rằng đây là lá cờ Phật giáo thế giới và của PGVN, điều rất khó tin nhưng có thật vì đã có nhiều người hỏi chúng tôi: “Cờ gì vậy?”

Mùa Phật Đản lần thứ 2642 – PL.2562
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm