Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/10/2014, 15:19 PM

Chuyện ông Đỏ, ông Đen (2)

Chùa Nhạn Sơn (thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, Bình Định) có 2 pho tượng đá cổ, cao khoảng 2,8 m, được người dân địa phương cho rằng rất linh thiêng.

Truyền thuyết Song nghĩa tự

Theo hòa thượng Thích Thị Hoàng, trụ trì chùa Nhạn Sơn, hai pho tượng cổ này có từ thời người Chiêm Thành (người Chăm) còn đóng đô ở thành Đồ Bàn (thuộc xã Nhơn Hậu). Do chiến tranh, hai pho tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm. Sau đó, mưa nắng xói mòn nên hai búi tóc của các pho tượng lộ dần lên khỏi mặt đất. Trẻ con chăn bò thấy lạ đào bới, phát hiện tai, mũi, mắt, miệng, rồi dân làng đào lên được 2 pho tượng liền lập chùa để thờ lấy tên là Thạch tự công, nghĩa là chùa thờ ông Đá. Thời gian sau, người dân biết câu chuyện lý giải về 2 pho tượng đá này nên đổi tên chùa thành Song nghĩa tự, tức là chùa thờ hai anh em kết nghĩa.
 Hai pho tượng ông Đỏ, ông Đen trong chùa Nhạn Sơn - Ảnh: Hoàng Trọng 
Đến thế kỷ 16, vùng An Nhơn bị hạn hán kéo dài, Tuần phủ địa phương cho dân lập đàn tràng cầu mưa. Hòa thượng Chí Mẫn được người dân giới thiệu đứng ra chủ trì việc lập đàn cầu mưa và kết quả đã có mưa giải hạn. Hòa thượng Chí Mẫn được quan Tuần phủ mời ở lại lập chùa và ông đã chọn Song nghĩa tự. Tên chùa được hòa thượng Chí Mẫn đổi thành Nhạn Sơn Linh Tự vẫn còn đến ngày nay, nhưng người dân địa phương thường gọi là chùa Ông Đỏ Ông Đen.

Hòa thượng Thích Thị Hoàng kể: Hai anh em kết nghĩa là ông Đỏ, ông Đen trong câu chuyện được dân gian và nhà chùa lưu truyền có tên là Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền, sống vào đời nhà Trần ở nước Việt. Huỳnh Tấn Công (pho tượng có màu sơn đỏ) là con một nhà nho nghèo ở Quảng Nam. Trên đường ra Thăng Long thi, khi đi ngang qua tỉnh Quảng Bình thì bị bệnh, ngất xỉu giữa đường. Một vị điền chủ giàu nổi tiếng ở Quảng Bình đi thăm ruộng vào sáng sớm phát hiện và đưa Huỳnh Tấn Công về nhà chữa trị. Con của vị điền chủ tên là Lý Xuân Điền (pho tượng sơn màu đen) cũng ra Thăng Long thi nên hai người cùng lên đường.

Trên đường đi, hai người thấy tâm ý hợp nhau nên kết nghĩa làm anh em. Cả hai đều thi đỗ và được làm quan to. “Huỳnh Tấn Công làm quan văn nên tay cầm cây giản (là một cây lịnh), có nghĩa là ra vào trong triều không ai gạn hỏi. Ông Lý Xuân Điền cầm cây kiếm lệnh tức là làm quan võ, được quyền tiền trảm hậu tấu. Điều này chứng tỏ hai ông đều làm quan rất có uy tín trong triều, được nhà vua tin cẩn”, hòa thượng Thích Thị Hoàng phân tích. 

Hai ông có thân quen với vua nước Chiêm Thành nên vào thăm. Gặp lúc vua Chiêm Thành bị bệnh, các danh y trong nước không chữa được nên ông Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền dùng thuốc nam chữa khỏi. Lại gặp lúc Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đem quân xâm lấn biên giới nước Chiêm Thành, hai ông xin cầm quân đánh giặc. Dù đánh đuổi được giặc nhưng tướng Lý Xuân Điền lại bị Xiêm La bắt. Sau đó, Hoàng tử Xiêm La cầu hôn em gái ông Huỳnh Tấn Công nên ông yêu cầu dùng Lý Xuân Điền làm lễ vật cầu hôn. Hai người gặp lại nhau và cùng trở về nước Việt. Vua Chiêm Thành thương nhớ, biết ơn hai ông nên tạc hai pho tượng để thờ.

Việt hóa tượng Chăm

Câu chuyện về hai pho tượng trong chùa Nhạn Sơn này được cụ Bùi Văn Lang ghi chép trong sách Địa dư mông học tỉnh Bình Định (xuất bản năm 1933 và tái bản năm 1935). Tuy có vài khác biệt về địa danh và một số tình tiết trong câu chuyện nhưng các dị bản này cũng nhằm mục đích lý giải về nguồn gốc hai pho tượng cổ ở chùa Nhạn Sơn.

Chuyện hai pho tượng ở chùa Nhạn Sơn bị Việt hóa, Phật giáo hóa cũng là đặc điểm chung của rất nhiều tượng Chăm cổ còn sót lại ở Việt Nam. Cũng như tượng vị tu sĩ ở làng Hải Giang (được đề cập ở bài trước) bị người dân “biến” thành tượng bồ tát, hai pho tượng chùa Nhạn Sơn được người dân và nhà chùa mặc áo màu vàng và thờ cúng cùng với các vị Phật, bồ tát.

Trong tín ngưỡng của người dân địa phương, hai pho tượng này rất linh nên họ thường đến cúng bái, cầu tài lộc, bình an, học hành đỗ đạt… Những gia đình có con khó nuôi, bị bệnh tật hay thường khóc đêm đều đem đến chùa Nhạn Sơn “gửi bán Phật và hai ngài”. “Năm 1977, đoàn khảo sát từ Hà Nội vào, sau khi nghiên cứu hoa văn ở thắt lưng tượng và nhiều sử liệu khác đã xác định hai pho tượng này có từ thế kỷ 13, thời nước Chiêm Thành còn đóng đô ở thành Đồ Bàn”, hòa thượng Thích Thị Hoàng nói.

Hoàng Trọng
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131022/nhung-di-tich-ky-bi-ky-2-chuyen-ong-do-ong-den.aspx

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm