Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Clip cô giáo giảng về Phật giáo gây nhiều tranh cãi

Cư dân mạng xã hội facebook đang lan truyền một clip giảng bài được cho là của một giảng viên tại trường ĐH Luật Hà Nội về môn Tôn giáo, trong bài giảng của mình cô giáo đã nói về các dòng tông phái của Phật giáo, nhưng những nội dung giảng của cô đã gây nhiều tranh cãi, vì khác biệt với kiến thức Phật học mà nhiều người được biết đến. 

Ảnh chụp màn hình Cô giáo ĐH Luật giảng về tôn giáo
Trong clip, cô cho rằng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là người Ấn Độ (hiện nay có nhiều thuyết khác nhau, có thuyết cho là người Trung Quốc, có thuyết cho là người Ấn Độ, có thuyết cho là người Ba Tư...nên phần này cô giáo không nên đưa ra một cách chắc chắn theo quan điểm chủ quan của mình), đáng nói hơn cô giáo đã khẳng định Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã từng trụ trì chùa Thiếu Lâm, là người đã tạo ra nhiều tông phái trong đó 3 tông phái Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông, nhiều ý kiến cho rằng cô giáo đã sai kiến thức ở phần này vì Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma; ở một nội dung khác cô giáo này đã cho rằng A Di Đà còn có tên gọi khác là Quán Thế Âm Bồ Tát, "ông này là người cai quản cõi Tịnh Độ" khi giảng đến đây đã có nhiều ồn ào dưới lớp học, trong khi Tịnh độ là tên gọi cho một pháp môn tu tập chứ không có cõi giới!
 
Sau đó cô giáo này còn cho rằng các chùa có dâng sao giải hạn là chùa Mật tông, thật ra ở Việt Nam hiện nay chùa Mật tông không phổ biến nhưng hình thức cúng sao giải hạn là khá nhiều trong các chùa, hơn nữa hình thức dâng sao giải hạn là bị ảnh hưởng từ Đạo giáo chứ không có trong Mật tông, cô giáo đã không tìm hiểu thế nào là Mật tông nên sai sót.

Chưa hết, để kết thúc phần giảng về Phật giáo cô đã nói "và bây giờ đi chùa đã thành một nghề kinh doanh", câu nói này là một sự quy chụp theo ý nghĩ chủ quan của cô giáo, một điều tối kỵ trong nguyên tắc đứng lớp.

Clip này được facebook của bạn Nguyễn Đức Huy đăng tải

Thích Lệ Nhật
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Phật pháp và cuộc sống 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm