Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/09/2019, 14:54 PM

Có đoàn viên, ly hợp mới trưởng thành

Tục ngữ có câu “trời còn trẻ lắm vì chưa thấu tình” (nguyên văn là: trời có tình, trời cũng già), điều đó muốn nói rằng tình thân, tình yêu, tình bạn mang lại sự ấm áp cho chúng ta, thế nhưng vẫn mang mầm mống đau khổ, nhất là khi phải đối diện với sinh ly tử biệt.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Bài liên quan

Có người cho rằng chỉ cần cắt đứt tình cảm với mọi người thì không còn khổ vì nó nữa. Nhưng như đức Phật nói, chúng sinh là loài “hữu tình” (có tình cảm), chúng ta là chúng sinh làm sao tránh được tình cảm? Mạng sống của chính mình là cái mà chúng sinh yêu quý nhất, sau đó mới đến những người, sự việc và sự vật lyên quan đến mình. Tình thân tượng trưng cho sự kéo dài của sự sống con người, vì con cái là hóa thân của bố mẹ. Tình yêu cũng thế, nhờ có sự kết hợp giữa nam nữ mới có con cháu đời sau nên nói tình yêu là sự nối dài của sự sống. Tình bạn bè tuy không lyên quan trực tiếp đến sự sống của mình nhưng người sống trong đời ai không có bạn? Bạn bè là người chia sẻ buồn vui,  làm đời sống  thêm thú vị, là một trong những suối nguồn của đời sống tinh thần nên tình bạn cũng góp phần rất quan trọng trong cuộc sống con người.

Giáo lý Phật giáo dạy chúng ta nên giữ tâm mình ở mức bình thường, vì “bình thường tâm thị đạo

Giáo lý Phật giáo dạy chúng ta nên giữ tâm mình ở mức bình thường, vì “bình thường tâm thị đạo" (tâm bình thường chính là đạo). Nhờ có tâm đó mà khi sum họp ta không quá vui mừng, khi chia lìa ta không quá đau khổ.

Bài liên quan

Tình yêu nam nữ có liên quan mật thiết đến sự sống con người, nhờ có tình cảm này mới có con người, đấy là sự thực không thể phủ nhận. Nếu chúng ta phủ định hoặc cắt đứt hẳn thứ tình cảm này, thực sự không hợp với quy chuẩn đạo đức thế gian, không hợp với đạo lý làm người. Xét theo quan điểm Phật giáo, bất luận là tình thân, tình yêu hay tình bạn đều do duyên sinh, có nhân có duyên mới khiến mọi người sống chung, gần gũi, hợp tác với nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ rằng, nhân duyên tụ tán là lẽ tất yếu của tự nhiên,  như chúng ta thường nghe nói “sông có khúc, người có lúc” hay “trăng có khi tròn khi khuyết, người có lúc tụ lúc tan”. Như thế đủ thấy rằng, sống chết, hợp tan đều là lẽ tự nhiên của trời đất.

Sum họp, chia lìa đã là sự thực tất yếu thì chẳng có lý do gì khiến chúng ta phải đau khổ cả. Giáo lý Phật giáo dạy chúng ta nên giữ tâm mình ở mức bình thường, vì “bình thường tâm thị đạo" (tâm bình thường chính là đạo). Nhờ có tâm đó mà khi sum họp ta không quá vui mừng, khi chia lìa ta không quá đau khổ. Hơn nữa,  người ta sống trong đời phải có lúc  tụ lúc tan, phải trải qua tất cả khổ đau của đời mới mong tiến bộ, trưởng thành. Nếu cuộc đời cứ phẳng lặng, đứng yên bất động thì chúng ta mãi mãi dừng lại tại một điểm cố định, không thể tiến bộ được. Ví dụ, hôm nay quen biết người này, ngày mai lại quen người khác, nhờ thế chúng ta mở rộng thêm mối giao du với mọi người, mở rộng mặt  bằng giao tiếp. Thế nên, hợp tan trong đời là sức mạnh giúp chúng ta trưởng thành, vì nhờ mở rộng giao  lưu với mọi người mà kiến thức sống phong phú hơn, đa dạng hơn, quả thực đấy là điều rất tốt. Vả lại, hợp tan thể hiện lẽ vô thường, không thể hợp mãi cũng không thể tan mãi.

Chỉ cần chúng ta thay đổi cách nhìn, thay đổi quan điểm, lấy tâm bình thường để ứng phó với tụ tán, ly hợp bất thường trong cuộc sống, đồng thời phải nắm bắt cơ hội trưởng thành trong tan hợp hợp tan, chúng ta mới không còn bị yêu thương chia lìa làm đau khổ.

Chỉ cần chúng ta thay đổi cách nhìn, thay đổi quan điểm, lấy tâm bình thường để ứng phó với tụ tán, ly hợp bất thường trong cuộc sống, đồng thời phải nắm bắt cơ hội trưởng thành trong tan hợp hợp tan, chúng ta mới không còn bị yêu thương chia lìa làm đau khổ.

Hơn nữa, với sự phát triển của các phương tiện kĩ thuật hiện đại, chúng ta có thể lyên lạc với  nhau dễ dàng qua điện thoại, mạng toàn cầu,... dù cách nhau bao xa cũng có thể nói chuyện trực tiếp, thấy mặt nhau được. Hơn nữa, con người thường chú trọng sự giao lưu về mặt tinh thần nên tuy không ở gần nhau được nhưng vẫn có thể thông tin, thăm hỏi nhau. Do đó, chuyện hợp tan đã không còn khổ như xưa nữa. Chia cách nhau sở dĩ làm cho người ta đau khổ bắt nguồn từ tâm lý chấp chặt, muốn người mình yêu thương mãi mãi bên ta. Vì thế, chỉ cần chúng ta thay đổi cách nhìn, thay đổi quan điểm, lấy tâm bình thường để ứng phó với tụ tán, ly hợp bất thường trong cuộc sống, đồng thời phải nắm bắt cơ hội trưởng thành trong  tan hợp hợp tan, chúng ta mới không còn bị yêu thương chia lìa làm đau khổ.

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Công đức phóng sinh và sám hội giúp thân tâm an lạc

Góc nhìn Phật tử 13:13 29/03/2024

Em bây giờ quyết tâm tu hành tha thiết và hễ có cơ hội thì em đều khuyên người phát tâm trường chay, phóng sinh, niệm Phật, phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực lạc.

Ngọn rau quê mẹ

Góc nhìn Phật tử 10:15 29/03/2024

Thị thành rau nhiều vô kể. Từ khắp nơi đổ về những cọng rau xanh um, non mượt, ú nu khoe dáng trong những khu chợ đông người. Loại nào cũng làm người ta mê mắt, nhìn là muốn mua về trổ tài nấu nướng cho cả nhà dùng.

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Xem thêm