Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/12/2015, 22:24 PM

Cổ thụ Bạch Quả nghìn năm tuổi tại Quan Âm thiền tự, Trung Quốc

Cứ độ thu về gió mát trăng thanh, lá vàng rơi lả tả, người dân Trung Quốc và du khách thập phương lại nô nức háo hức cùng đi chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt trần, cổ thụ Bạch Quả hơn nghìn năm tuổi tại Quan Âm thiền tự, làng La Hán Động, Tây An, tỉnh Thiểm Tây.

Tương truyền cổ thụ Bạch Quả này do Đường Thái Tông Lý Thế Dân tự tay trồng, đến nay đã được 1400 tuổi và đã được liệt vào danh sách cây cổ cần được bảo tồn.
 
 
Lá cây bạch quả bắt đầu rụng vào giữa tháng 11, lá vàng rụng kín khắp sân tạo thành một tấm thảm màu vàng rực rỡ. Nhiều người còn ví von nơi đây giống như một đại dương vàng óng ánh. Không chỉ thu hút khách du lịch, chư Thiền giả các tự viện Phật giáo lân cận cũng tìm đến đây để tọa thiền, thưởng thức trà đạo dưới cổ thụ Bạch Quả tuyệt vời này.

Cây bạch quả hay còn gọi là cây rẻ quạt, cây ngân hạnh được xem là cây thánh trong Phật giáo lẫn Nho giáo, nó đại diện cho sức mạnh, sự ngoan cường vượt lên mọi nghịch cảnh. Điều đó đã được chứng minh qua vụ nổ bom nguyên tử tại Tp.Hiroshima của Nhật Bản, trong khi phần lớn các loài động thực vật đều bị tiêu diệt thì cây bạch quả mặc dù bị đốt cháy nhưng vẫn sống sót và phục hồi nhanh chóng.

Người ta còn ưu ái gọi cây bạch quả là “hóa thạch sống”, trải qua 200 triệu năm với những thay đổi khốc liệt về khí hậu, cây bạch quả vẫn trường tồn mà không có gì thay đổi.

Ngoài ra, một địa điểm nữa cũng có cây ngân hạnh cổ rất thu hút du khách là trấn Ngọc Hoàng Miếu, huyện Lưu Bá, thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây. Mỗi năm vào dịp đầu đông, hàng loạt du khách và các nhiếp ảnh gia đều đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây ngân hạnh cổ 4000 năm tuổi và lưu lại những tấm hình tuyệt đẹp bên thảm lá vàng.

Tuy rằng cây ngân hạnh được trồng tại rất nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc, thậm chí có những khu vực người ta còn trồng cả hàng cây ngân hạnh ở 2 bên đường tạo ra khung cảnh đẹp đến khó tin vào mùa lá rụng, thế nhưng những cây cổ ngàn năm tuổi vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với du khách. 

Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
 
 
Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng.

Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu.

Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột.

Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳn  của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Vân Tuyền

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ảnh 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Phượng vàng nở rộ khoe sắc dịp Tết tại Linh Ẩn tự, Lâm Đồng

Ảnh 16:00 27/01/2024

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km, chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn Tự) tọa lạc ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp đến với phố núi.

Xem thêm