Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/04/2016, 10:45 AM

Cổ tự Shwesantaw, Myanma đầy quyến rũ khi ánh bình minh tỏa rạng

Ngôi Cổ tự Shwesantaw nổi tiếng với du khách thập phương hành hương, chẳng những đam mê nét kiến trúc kiệt tác, mà còn đầy quyến rũ khi ánh bình minh tỏa rạng. Du khách đến đây thường ngồi ở một góc để nhìn về phía chân trời mêng mông bát ngát, bởi hàng nghìn ngôi Cổ tự, Bảo tháp hòa quyện cùng bầu trời, những áng mây trôi bãng lãng, và chờ đón tia nắng ngày mới trong yên bình.

 
Vị Anh minh Hoàng đế Anawrahta (1044 - 1077) đã phát tâm kiến tạo Ngôi Đại Già lam Cổ tự Shwesantaw vào năm 1057, sau cuộc chinh phục vương quốc Ramannadesa (vương quốc Thaton). Cổ tự Shwesantaw, nơi tôn thờ ngọc Xá lợi tóc của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trong ngôn ngữ Miến Điện, “Shwesandaw” có nghĩa là “di tích ngọc Xá lợi tóc của đức Phật ", trong đó cho thấy rằng đây là một những ngôi chùa cất giữ sợi lông thiêng liêng của đức Phật.

Với cuộc thôn tính vương quốc Ramannadesa, đức vua Anawrahta đã đem về thủ đô Pagan nhiều Thánh tích và kinh văn Phật giáo cùng nhiều nghệ sĩ, nhà kiến trúc tài ba. Trong thời gian từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, các vua Pagan đã cho xây dựng hơn 10.000 ngôi Tự viện Phật giáo trên vùng đất kinh đô. Đây cũng là thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada), đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanmar…
 
Ngôi Đại Già lam Cổ tự Shwesantaw được xây dựng tại Trung tâm của Vương quốc mới được trao quyền. Ngôi Tự viện này còn có danh xưng Ganesha (vị thần mình người đầu voi theo truyền thuyết của Ấn Độ giáo, và vị thần này được gọi là Ganesha), vị thần Hindu, mình người đầu voi đứng ở các góc trong năm bậc thang kế tiếp.

Năm bậc thang biểu tượng cho Ngũ căn và Ngũ lực là hai pháp môn rất quý báu trong 37 môn trợ đạo, Ngũ căn căn là 5 trạng thái tâm căn bản, 5 yếu tố tâm lý căn bản có khả năng kiểm soát tâm, làm chủ tâm. Và khi mà ngũ căn được tu tập, làm cho sung mãn thì sẽ biến thành Ngũ lực; tức là tạo nên 5 sức mạnh, hỗ trợ hữu hiệu cho hành giả thực hành thiền định và thiền tuệ.
 
Trong số những ngôi Tự viện Phật giáo tại Đô thị cổ Pagan, ngôi Cổ tự Shwesandaw là một trong những ngôi Tự viện cao nhất, một trong những nét kiến trúc đặc biệt của khu vực. 
 
 
 
 
Năm 1957, năm bậc thang của ngôi Cổ Tự Shwesandaw được trang trí thêm hàng trăm mảng đất nung, miêu tả những câu chuyện trong Kinh Bổn Sinh (Jàtaka - tiền thân của đức Phật). Rất tiếc những họa tiết kiến trúc và điêu khắc đã bị mất mát nhiều.

Clip Video: https://www.youtube.com/watch?v=uwj4pW2blTI

Vân Tuyền 
(Nguồn: Myanmars)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm