Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/04/2017, 01:23 AM

Cô Vân và truyền thống bảo vệ độc lập chủ quyền, văn hóa dân tộc Hàn

Ngôi Cô Vân cổ tự (Gounsa) tọa lạc núi Deung-unsan (Thắng Vân sơn), thôn Gugye-ri, xã Danchon-myeon, quận Useong-gun, tỉnh Khánh Thượng Đạo (Gyeongsangbuk-do). Nằm trên một ngọn đồi nông thôn giữa Andong và Useong là một viên ngọc ẩn mình của kiến trúc Hàn Quốc. Ngôi cổ tự này thuộc thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. 


Cô Vân cổ tự “Đám mây cô đơn”, được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, năm 681 Tây lịch, niên hiệu Sinmun năm thứ nhất của thời vương quốc Silla, do Thiền sư Unju và Thiền sư Uisang (625-702) khai sơn, và do một vị học giả Khổng giáo nổi tiếng tên là Choe Chiwon- (857–?) đã phát tâm hỗ trợ Thiền sư Yeoji và Yeosa trong việc xây dựng hai tòa nhà Gaheoru và Uhwaru ở đây.
 
Ngôi cổ tự đã trải qua sự đổi mới vào năm 948 Tây lịch dưới thời trị vì của Cao Ly Định Tông (trị vì 946 - 949) là quốc vương thứ ba của vương triều Cao Ly) và một lần nữa trong năm 1018 dưới thời trị vì của vua Cao Ly Hiển Tông (trị vì 1009 - 1031) là quốc vương thứ 8 của vương triều Cao Ly).
 
Là một trong những ngôi cổ tự quy mô lớn vào triều đại Triều Tiên (Joseon), Cô Vân cổ tự (Gounsa) nơi làm ngọn đuốc trí tuệ cho việc chống quân Nhật áp bức và được xây dựng và trùng tu nhiều lần trong những năm sau đó, đặc biệt lần trùng tu quy mô lớn vào năm 1695, giúp nâng cao tổng thể của ngôi cổ tự tiếp duy trì đến thế kỷ 18.

Đến thế kỷ 19 vào những năm 1803 và 1835 ngôi cổ tự này đã bị hỏa hoạn nghiêm trọng và đã sớm nhanh chóng tái tạo lại sau đó.

Vào đầu thế kỷ 20, năm 1902 triều đình đã tài trợ xây dựng Diên Thọ đường (Yeonsu) để làm nghi lễ cầu thọ cho hoàng đế Triều Tiên Cao Tông (Tại vị 13/12/1863 - 21/01/1907). Thời gian này xây thêm trung tâm Thiền (Seon) và ngôi nhà Gogeumdang.

Năm 1980, ngôi Cô Vân cổ tự được xây dựng lại trên quy mô lớn. Năm 1991 một trung tâm Thiền (Seon) mới được xây dựng bên cạnh tòa nhà Gogeumdang cũ.
 
Thời kháng chiến chống quân Nhật (1592-1598) Đại sư Samyeong đã biến ngôi cổ tự Cô Vân này thành cơ sở hoạt động chống Nhật xâm lăng, Ngài đã cho phật tử góp gạo và nhu yếu phẩm tích lũy quân lương chống giặc ngoại xâm và khẩn cấp điều trị bệnh cho những chiến sĩ bị thương. Nơi đây Đại sư Samyeong đã tổ chức thành một “Đội quân công chính” và trực tiếp tham mưu các hoạt động quân sự, giới tu sĩ Phật giáo cứu quốc đã góp phần dành chiến thắng vẻ vang trong thời Nhật Bản xâm lăng.
 
 
Ngôi cổ tự này trở thành di tích lịch sử trong vai trò tích cực bảo vệ quê hương, dành độc lập chủ quyền cho dân tộc, nơi tham quan du lịch khách ngoại quốc tìm hiểu về lịch sử Phật với dân tộc Hàn Quốc. Ngôi cổ tự này nơi gìn giữ và phát huy truyền thống giáo dục đạo đức tâm linh và giáo dục truyền thống yêu nước cho nhiều thế hệ mai sau. Nơi đây đã đào tạo những danh tăng nổi tiếng như các Ngài Đại sư Hamhung, Đại sư Suweol Yeongmin (1817-1893)...

Vân Tuyền tổng hợp
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm