Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 24/02/2014, 09:45 AM

Còn lại những bài Pháp

Có những vị Tôn túc, khi họ đã vĩnh viễn xa ta, ta mới nhận ra mình đã mất một cái gì quý giá. Bởi ngày thường, những người ấy vẫn sống lặng lẽ, thậm chí khuất lấp đâu đó giữa dòng đời.

(Nhân ngày tưởng niệm sự vắng bóng Đức Tôn sư)

Tổ sư Minh Đăng Quang nguyên Tổ khai sáng Hệ phái Khất sĩ Việt Nam là một trong những người như vậy, cũng sống như bao nhiêu người khác trên thế gian này. Nhưng có những điểm đặc biệc là giác ngộ và trí huệ hơn thường và Ngài có một đời sống an lạc trong giáo pháp Phật đà, hành theo hạnh Khất sĩ thời bấy giờ để hoằng dương chính pháp cho chúng sinh, hạnh Khất sĩ là thay đức Thế Tôn: “Đem đạo vào đời, vì lợi ích chúng sinh”.
 
Ngày mùng 01 tháng 02 năm Giáp Ngọ (1954), với 32 tuổi đời, vừa tròn 10 năm hoằng hoá. Khi Chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức tăng, ni, phật tử được tin Tổ sư vắng bóng.

Tôi được nghe đến sự Vắng bóng của đức Tôn sư Minh Đăng Quang do Chư tôn đức kể lại, trong tâm khảm của tôi dâng lên lòng thương tưởng đến một vị Thánh Tăng vì Phật pháp; vì chúng sinh mà Ngài nghiêm cứu Giáo pháp Nam Bắc Phật giáo từ đó lấy trung đạo mà khai sáng Hệ phái Khất sĩ Việt Nam. Nghe xong tôi có một cảm giác trống rỗng trong lòng.

Khi đọc lại cuốn Chơn Lý của Ngài viết để lại cho hậu nhân, tôi chợt hiểu: Tôi sinh ra thì Tổ sư đã Vắng bóng lâu lắm rồi, ước gì tôi sinh thời đó để được hiểu Ngài hơn và nghe những lời dạy của Tổ sư chắc hạnh phúc lắm. Trong Kinh Pháp Hoa có viết: “Được thân huệ mạng là khó, gặp thiện tri thức và học pháp khó hơn”, sư thật chúng ta không phủ nhận được vì Tổ sư đã vắng bóng.

Tổ sư Minh Đăng Quang tên thật Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời ngày 26 tháng 9 năm Quý Hợi (1923) tại làng Phú Hậu, Tam Bình, Vĩnh Long. Năm 15 tuổi (1973), đi Nam Vang học đạo. Năm 19 tuổi về Sài Gòn. Đầu năm 22 tuổi, Ngài về Thất Sơn xuất gia học đạo. Ngài chu du khắp miền Thất sơn trọn một năm. Sau đó, Ngài đã tham thiền suốt bảy ngày đêm và ngộ chứng ý pháp “Thuyền Bát Nhã” tại Mũi Nai Hà Tiên. Từ đó Ngài đi khắp miền Nam mà cứu độ chúng sinh.

Mãn khai vô thượng liên đài,
Trang nghiêm thị hiện Như Lai toạ thiền.

Ngài phát nguyện “Nôi truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật tăng xưa sống đời phạm hạnh giải thoát.

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hoá độ xuân thu.

Trong những buổi thuyết pháp, Ngài luôn luôn kêu gọi Tăng đồ trở về với giới luật và nên sống chung tu học. Tổ sư kêu gọi nhân loại hãy thương yêu nhau: “không tự lấy để trừ tham, không tự làm để tránh ác”. Và Ngài cũng khuyến khích mọi người hãy cùng chung xây dựng một cõi đời đạo đức, một xứ thiên đường, một cuộc sống an vui hạnh phúc cho nhân loại ngay tại trần gian này bằng cách:

Mỗi người phải biết chữ
Mỗi người phải thuộc giới
Mỗi người phải tránh ác
Mỗi người phải (học đạo) làm thiện.

Đọc lại những bài pháp trong cuốn Chơn Lý của Tổ sư, tôi tin, nhiều bài pháp nhỏ đó sẽ bình thản, an lạc trong giáo pháp Phật đà sau khi Ngài vắng bóng, và sẽ còn lại rất lâu. Giống như Chư tôn đức những người hậu nhân học và hành trong Chơn Lý đã thành đạt trong nhà Phật.

Trong chúng ta có một niềm an ủi: dù Tổ sư vắng bóng, nhưng Chơn Lý Tổ sư còn lại với ta, còn lại với cuộc đời muôn nỗi gian nan trong cuộc sống này. Vậy cũng là được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Xem thêm