Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày

Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày như vậy sao? Chúng tôi có phạm tội bất hiếu không khi xưa mẹ nuôi chúng tôi không kể tháng ngày?

                      Mẹ tôi và bảy đứa con (Ảnh: La Quốc Tâm)
Được tin nhắn mẹ tôi vào bệnh viện cấp cứu sau một chuyến đi xa về. Mẹ tôi tuổi đã cao nhưng vẫn thường xuyên đi du lịch đây đó, lúc đi thăm con cháu, lúc cùng những người bạn già đi hành hương hay dự các khóa tu v.v… Tôi rất vui khi tuổi mẹ đã cao nhưng còn đi đứng khỏe mạnh, vui vẻ sống trong chuỗi ngày xế bóng. Nhưng lần này vừa trở về từ khoá tu ở Canada, thì mẹ phải nhập viện vì sức khỏe quá yếu, hết năng lượng, phải ngồi xe lăn khi xuống máy bay.

Chúng tôi anh em bảy đứa, ai cũng đã lớn, lập gia đình riêng rồi công ăn việc làm đẩy đưa chúng tôi sống nhiều tiểu bang. Trong khi mẹ tôi vẫn giữ lại căn nhà cũ ở New Jersey để tụi tôi có nơi tụ về mỗi lần đám giỗ ba. Có lần tôi gợi chuyện mời mẹ về ở chung với gia đình tôi. Tôi đưa lý do khí hậu Cali nắng ấm quanh năm thích hợp với người lớn tuổi hơn thời tiết khắc nghiệt bên miền đông bắc New Jersey vào mùa đông băng giá.

Đi tới chơi, ở thăm con cháu vài tuần, mẹ lại nhớ căn nhà nhỏ, nhớ cái không gian riêng biệt với gian thờ cúng của mẹ. Ở nhà, trên căn gác vài năm gần đây, mẹ dọn dẹp cho gọn gàng và sắp đặt bàn thờ Phật, bên cạnh là di ảnh của những người quá cố và hình ba tôi. Nơi căn gác nhỏ này, mẹ tôi có thể yên tĩnh, chú tâm vào những hồi kinh sáng sớm. Mẹ không muốn rời xa ngôi chùa mẹ thường lui tới hàng tuần từ bao năm nay, không muốn xa những người bạn già chở nhau đi chùa vào mỗi cuối tuần Chủ Nhật. Mẹ có cuộc sống riêng của mẹ và mẹ không muốn làm gánh nặng cho bất kỳ đứa con nào. Mẹ tôi thường nói vậy để tụi tôi yên tâm chú trọng lo cho cuộc sống gia đình riêng và nuôi nấng các cháu của bà được sung túc là mẹ vui rồi. Mẹ tôi chân thật nói như vậy chứ không có ý hay lời trách móc.

Những lúc mẹ lên chương trình đi thăm con cháu, mẹ đều phân chia thời gian cho đều để tránh bị phân bì là mẹ thương đứa này hơn đứa kia. Mẹ cười nói đứa nào cũng là con, chỗ nào vui thì mẹ ở lâu hơn. Mỗi khi mẹ ghé thăm gia đình nào là hầu như con cháu đều giới thiệu những hàng quán, thức ăn ngon để lấy lòng mẹ ở cho lâu. Nhưng chỉ vài tuần mẹ lại đi tiếp chương trình thăm con cháu đã hoạch sẵn.

Chị tôi cho mọi người biết mẹ nhập viện vì quá yếu. Anh em ai cũng nao nao tìm vé bay về. Chị tôi cản lại, nói chưa tới nước phải gấp rút, để bác sĩ chẩn bệnh rồi coi chia lịch trình thăm nuôi dưỡng bịnh. Đừng về hết một lượt rồi ra đi cùng một lúc làm người bệnh cảm thấy thêm hiu quạnh. Nghe có lý, ờ thì chờ bệnh tình của mẹ ra sao rồi anh em tôi sẽ có sắp xếp chương trình, thời khóa biểu mỗi gia đình một tuần về NJ thăm mẹ.

Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày như vậy sao? Chúng tôi có phạm tội bất hiếu không khi xưa mẹ nuôi chúng tôi không kể tháng ngày?

Mỗi ngày, chị và ông anh đang sống ở tiểu bang NJ đều cho tụi tôi biết tình hình sức khỏe của mẹ. Có lúc mẹ ngủ mê man, lúc tỉnh thì lại quá yếu, thều thào nói chuyện, nên tụi tôi chỉ được tin nhắn bệnh tình của mẹ qua bà chị, ông anh.

Cho đến khi bác sĩ báo cho biết một mạch (artery) bị nghẽn, nếu không chữa trị sẽ đến lúc tệ hơn và sẽ bị tai biến xảy ra bất cứ lúc nào. Ông bác sĩ giải thích cặn kẽ và cho xe cứu thương di chuyển mẹ qua nhà thương điều trị về tim, cũng như cho biết cuộc phẫu thuật được sắp xếp lúc 7 giờ 30 sáng thứ Hai.

Sau khi nghe ông anh cho biết tình trạng như vậy, không ai bảo ai, bảng vẽ lịch trình về thăm mẹ không còn phù hợp trong lúc này, mỗi đứa chúng tôi tự tìm vé để bay về với mẹ cho kịp trước khi mẹ vào ca mổ tim.

Không như dự tính ban đầu, tôi muốn về với mẹ sớm nhất có thể “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng…” nếu làm được gì cho mẹ hôm nay, tôi sẽ không đợi chờ.

Sáng sớm Chủ Nhật, khi còn đang ngủ, tiếng chuông điện thoại tôi reo. Nhận ra số điện thoại của mẹ, tôi bật dậy trả lời. Tôi muốn nghe tiếng nói của mẹ vì vài tuần nay, khi mẹ đi khoá tu rồi về thì nhập viện ngay, tôi ao ước được nghe lại tiếng của mẹ để tôi có thể biết sức khỏe mẹ tôi ra sao.

Tôi có nhiều câu hỏi muốn hỏi mẹ, nhưng giọng nhẹ nhàng mẹ hỏi về chuyến bay của tôi tối nay mấy giờ và sẽ về ở bao lâu. Khi nghe anh em tôi tụ về, mẹ mừng lắm và an tâm hơn cho cuộc giải phẫu sáng Thứ Hai. Tôi lấy làm sung sướng đã đem lại niềm vui cho mẹ khi mẹ cần tụi tôi trong lúc này. Một quyết định sáng suốt là về thăm mẹ hôm nay vì có ai biết ngày mai sẽ ra sao, biết có còn bao nhiêu cơ hội được làm cho mẹ vui.

Ngồi trên chuyến bay đêm, tôi nhận ra là chưa bao giờ tôi nôn nóng, mong chờ và tính từng giờ để được về bên mẹ như lúc này. Tôi muốn bay về cho kịp giờ trước khi họ chuyển mẹ tôi vào phòng mổ. Tôi hy vọng sẽ về đúng lúc, để tôi đặt tay tôi lên tay mẹ và nói một lời cho mẹ yên tâm và vững tin để vượt qua cuộc giải phẫu.

Con luôn ghi nhớ mẹ nuôi con như biển trời lại láng, chúng con sẽ tính từng tháng, sẽ tính từng ngày để lo cho mẹ được sống những chuỗi ngày cuối đời bình an và tâm luôn an lạc.

We love you, mom.

La Quốc Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Phật giáo thường thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ "họa sĩ" AI

Phật giáo thường thức 15:24 16/04/2024

Tranh tượng điêu khắc tả Đức Phật, thường trên đỉnh đầu có phần thịt cứng (nhục) tròn đầy, nhô lên cao trông gần giống như búi tóc (kế) nên gọi là nhục kế (đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật).

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Phật giáo thường thức 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

“Mặc tẫn” là gì?

Phật giáo thường thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Xem thêm