Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/09/2017, 15:09 PM

Con trai tật nguyền 30 năm chở mẹ rong ruổi mưu sinh

Suốt mấy chục năm nay, bất kể nắng hay mưa, người đàn ông khuyết tật vẫn mải miết chở mẹ già 81 tuổi rong ruổi khắp các đường phố Đà Nẵng để mưu sinh, mặc cho trí nhớ của anh lúc mê lúc tỉnh…

"Tôi thương mẹ lắm…!"

Một ngày Đà Nẵng mưa ảm đạm, dòng người hối hả "chạy mưa" trong tiếng còi xe inh ỏi. Nép mình dưới chân cầu sông Hàn, anh Nguyễn Hùng (43 tuổi, trú tổ 44, phường Nam Dương, quận Hải Châu, Đà Nẵng) cởi vội chiếc áo mưa cho mẹ rồi ngồi bệt xuống đất. Có lẽ anh đã thấm mệt sau một chặng đường dài dầm trong mưa lớn.

Anh Hùng bị tật ở chân, trí nhớ lúc tỉnh lúc mê, còn bà Nguyễn Thị Huệ (mẹ anh Hùng) năm nay đã 81 tuổi. Ngày qua ngày, trên chiếc xe máy điện 3 bánh được phường cấp tặng, 2 mẹ con lại rong ruổi khắp đường phố Đà Nẵng để nhặt ve chai. Thi thoảng họ lại dừng chân bên bờ sông Hàn để nghỉ ngơi và lột củ kiệu thuê cho một tiểu thương ở chợ.
Dù trí óc "không được bình thường" nhưng hằng ngày anh Hùng vẫn chở mẹ đi khắp đường phố mưu sinh.
Ngày thứ 2 gặp lại mẹ con anh Hùng bên công viên phía Tây cầu sông Hàn, thấy tôi, anh Hùng ngọng nghịu nói: "May quá, hôm ni nắng, khỏe hơn hôm qua chú hè. Hôm qua dầm mưa mệt quá nên bữa nay 2 mẹ con chỉ ngồi đây làm củ kiệu thôi… Mẹ tôi già thế rồi mà cũng phải làm việc vất vả, tôi thương mẹ lắm…!".
Mỗi ngày hai mẹ con đi từ sáng đến tối mịt mới kiếm được vài ba chục nghìn...
Cách đây mấy chục năm, bà Huệ ngất lịm khi hay tin đứa con trai của mình bị rơi từ tầng 2 ở trường tiểu học xuống đất. Người mẹ bất hạnh vốn không được nhanh nhẹn, một mình nuôi con, giờ đây lại khóc cạn nước mắt, gắng gượng cùng con vượt qua số phận trớ trêu những ngày trong bệnh viện.
Chiếc điện thoại di động được hàng xóm tặng, anh Hùng gói kỹ trong bọc ni lông và chỉ biết nghe chứ không biết gọi...
Rồi một ngày đứa con ấy cũng tỉnh dậy, trở về bên vòng tay mẹ, nhưng cay đắng, anh Hùng phải mang một vết sẹo dài ở ngực sau ca mổ, chân trái bị teo nhỏ và trí nhớ thì lúc tỉnh, lúc mê. Mấy năm ròng rã đưa con đi chạy chữa khắp nơi nhưng vô vọng, người mẹ ấy bất lực trước số phận nghiệt ngã, bất lực cả trước thời gian khi bà nhận ra rằng, mình chẳng còn đủ sức để kiếm tiền nữa.

Suốt 30 năm nay, với "trí nhớ chập chờn" của anh Hùng, mỗi ngày của 2 mẹ con lại là một cuộc hành trình chậm rãi nhưng đầy thú vị bởi những cảnh vật trên con đường đi qua luôn mới mẻ với người đàn ông hiếu thảo...

Chỉ vài năm sau đó, bà Huệ cũng mắc căn bệnh co giật, từ đó hai mẹ con chỉ biết dựa vào nhau mà sống. Anh Hùng cũng không nhớ mình đã lớn lên và mẹ già đi như thế nào. Còn người dân sống gần cầu sông Hàn có lẽ đã quá quen thuộc với hình ảnh cậu bé chừng 10 tuổi, yếu ớt, ngày ngày quay chiếc xe gỗ 3 bánh tự chế kéo mẹ đi dọc bờ sông Hàn để nhặt ve chai. Những vòng xe ấy cứ quay mãi, quay mãi và đến bây giờ, anh Hùng đã là một người đàn ông ngoài 40 tuổi...

Bây giờ, cứ mỗi ngày chở mẹ ra đường, anh Hùng lại dừng xe trước những tòa nhà cao tầng hay nơi có gió mát, cảnh đẹp để chỉ cho mẹ xem như cách mà mẹ đã từng làm khi anh còn nhỏ...

"Ngày trước hắn kéo tôi trên chiếc xe ba bánh bằng gỗ, sau này được họ tặng chiếc xe điện cũ nên hắn thích lắm. Ngày xưa dắt nó đi nhặt ve chai, tôi thường chỉ hắn đường sá, mấy cái hay ho, cái chi với nó cũng mới, cũng lạ cả. Giờ tôi già rồi, hắn lại làm y chang rứa. Cứ đến chỗ nào đẹp là nó lại dừng xe lại rồi đỡ tôi đứng xem. Chắc hắn tưởng tôi già rồi nên sợ tôi quên… ", bà Huệ rơm rớm nước mắt nói.

Chở mẹ đi hết cuộc đời…

Cứ mỗi sáng, anh Hùng lại bế mẹ mình lên chiếc xe máy điện "cà tàng", chậm rãi qua từng con phố để mưu sinh và thường dừng lại ở chân cầu sông Hàn nghỉ ngơi. Trên chiếc xe "cà tàng" ấy, nắng cũng như mưa, cuộc hành trình của 2 mẹ con chưa bao giờ ngừng nghỉ. Chiếc xe chở theo biết bao là bao bị, gạo, bánh… và trên hết chiếc xe ấy chở đầy tình thương và lòng hiếu thảo của anh Hùng.
2 mẹ con ăn chung một hộp cơm...
... và khi nào cũng chờ mẹ ăn rồi anh Hùng mới dám ăn phần còn lại...
Trưa đến, anh Hùng ghé quán cơm bụi gần đuôi cầu Rồng, hôm có tiền thì mua, hôm nào hết tiền thì cô chủ quán tốt bụng thấy thương tình nên cho miễn phí. Hai mẹ con kiếm gốc cây, ăn chung một hộp. Anh Hùng chậm rãi đút từng thìa cơm cho mẹ, đợi mẹ ăn no rồi mình mới dám ăn, còn gì thì ăn nấy.

Có nhiều lần, chiếc xe máy điện cà tàng bỗng "trở chứng" giữa đường, anh Hùng lại để mẹ ngồi trên yên rồi khập khiễng dắt bộ hàng cây số...

Khi được hỏi vì sao không để mẹ ở nhà mà lại chở theo cho vất vả, anh Hùng cười ngờ nghệch nói: "Mẹ già nên xương chừ giòn rồi, để ở nhà một mình, lỡ mẹ té rồi xe cấp cứu chở đi biết mô mà tìm. Không có tôi thì ai chăm sóc mẹ. Với lại đưa mẹ đi thế này cho vui, chứ ở nhà buồn lắm. Mà mẹ cũng thích tôi chở mẹ đi như thế này mà...".
Anh Hùng phụ mẹ nhặt củ kiệu để kịp giờ giao cho chủ...
 
"Ở nhà nóng lắm, tôi thích ra đường ngồi nhặt củ kiệu hơn, vừa mát mẻ, vừa được ngắm đường phố vui lắm. Với lại trông chừng được thằng Hùng chứ nó hay đi lạc lắm, mặc dù nhiều lúc tôi cũng không nhớ đường về nhà, nhưng dù có lạc mà đi 2 mẹ con cũng thấy yên tâm...", bà Huệ run run nói.
Tranh thủ lúc mẹ ngồi nhặt củ kiệu, anh Hùng lại đi lục lọi các thùng rác để kiếm ve chai...
Chị Nguyễn Thị Ánh, một người dân sống gần chân cầu sông Hàn chia sẻ: "Tôi thật sự rất nể phục trước tấm lòng hiếu thảo của anh Hùng. Cụ Huệ bảo gì là anh ấy cũng nghe theo răm rắp, thậm chí chăm sóc mẹ còn chu đáo hơn những người bình thường khác... Tôi thật sự rất nể phục trước tấm lòng hiếu thảo của anh ấy...".
Thấy mẹ con anh Hùng vất vả, chị Ánh thường mang cơm biếu mẹ con anh...
Trên chiếc xe điện cũ kĩ ấy, những vòng quay chưa bao giờ ngừng nghỉ. Hai mẹ con cứ thế rong ruổi khắp phố phường và chiều tà mới trở về căn phòng chật hẹp, mái tôn bị dột, nước mưa lênh láng của mình. Chạng vạng tối, trong căn phòng nghèo nàn, chất đầy những vỏ chai, lon nhựa mà hai mẹ con lượm nhặt được trên đường, bà Huệ nhìn con trai rồi mỉm cười, anh Hùng thì run rẩy lấy hộp cơm nguội vừa xin được ở quán đút từng muỗng cho mẹ, chậm rãi nhưng ấm áp tình thương.

Hà Nam - Nguyễn Huy 
Nguồn: http://kenh14.vn/con-trai-tat-nguyen-30-nam-cho-me-rong-ruoi-muu-sinh-khap-duong-pho-da-nang-2017080922100973.chn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm