Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Công đức không chỉ đơn thuần là vật chất mà phải là gốc của văn hóa

Với những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt, cũng như giá trị lịch sử của các di tích trên khắp mọi vùng miền cả nước đang đứng trước đại họa của sự xâm lăng những di vật lạ lẫm. Nguyên nhân từ đâu?

Sau những ý kiến cho rằng những linh vật sư tử đá mang "cốt cách văn hóa ngoại lai" đặt ở cổng đình chùa và các công sở là không phù hợp với văn hóa Việt, ngày 08/08/2014 Bộ VHTTDL đã có Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL gửi các Ban, Bộ, ngành, Sở VHTTDL các tỉnh/thành, các cơ quan đơn vị yêu cầu không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. 

Bộ VHTTDL đặt quyết tâm từ nay đến trước Tết Âm lịch Ất Mùi - 2015 sẽ dẹp bỏ hết linh vật ngoại lai khỏi các di tích, đình, chùa để trả lại không gian tâm linh truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Những ngày cuối tháng 8 đầu tháng 9/2014, đoàn phật tử chúng tôi có mặt tại Đền thờ Nguyễn Xí và đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An, một trong những tỉnh có nhiều di tích danh lam thắng cảnh, và nhiều di tích còn giữ được những nét kiến trúc truyền thống dân tộc. 
Với bộ mặt hung tợn như đe dọa những ai không coi chúng là “linh vật”?
Điểm đầu tiên chúng tôi viếng thăm đó là Đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí tại thị xã Cửa Lò - Nghệ An. Khu Đền thờ được khởi công theo lệnh của Vua Lê Thánh Tông vào năm (1467) tức là hai năm sau khi Nguyễn Xí qua đời (1465). Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đền thờ Nguyễn Xí đã qua nhiều lần trùng tu.
Đôi sư tử đá đứng ngang nhiên trước cổng Đền thờ Nguyễn Xí cổ kính
Tên chủ nhân cung tiến còn được gắn biển phía dưới
Tại tháp trụ, cũng có những linh vật được gắn phía trên theo lối kiến trúc cổ, khác xa những "linh vật" sư tử đá mới xông vào khu Di tích.
Hay như trên mái chính điện, cũng có những linh vật tồn tại theo thời gian
Linh vật được thờ bên trong Đền chính
Điểm thứ hai chúng tôi viếng thăm là đền Ông Hoàng Mười (làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh huyện Hưng Nguyên) nằm ở vị trí cảnh quan đẹp với phong cảnh non xanh nước biếc thật hữu tình. Ngôi đền được xây dựng từ thời Hậu Lê năm 1634 và được xếp hạng di tích lịch sử năm 2002.  
Đôi tượng voi bằng gỗ được đặt trước cửa đền
Đôi sư tử trắng phía dưới được người ta "chấn" ngay ngôi mộ Ông Hoàng Mười
Sư tử đá dù có linh đến đâu nhưng cũng không tự nhiên mà đến được các di tích, vậy nó đến là do ai? Một số "đại gia" cứ có tiền không cần hiểu hết ý nghĩa và văn hóa truyền thống nhưng luôn có sẵn tâm cung tiến. 

Cứ cung tiến là Di tích đón nhận?

Cứ nhận là di tích biến dạng.

Di tích đại diện tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam, nay trở thành lạ lẫm trên chính mảnh đất quê hương với những "linh vật" lạ được gắn tên "rất oách" của người cung tiến.

Về điều này trong lịch sử di tích Việt, chỉ thời nay mới có! Tên người cung tiến gắn với "linh vật lạ", có nơi còn có bát hương thờ "linh vật lạ" kèm với tên chủ nhân cung tiến nghi ngút khói hương. Thật xót xa và đau lòng khi "lát cắt văn hóa cung tiến" khứa vào lòng văn hóa Việt?!


Với những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt, cũng như giá trị lịch sử của các di tích trên khắp mọi vùng miền cả nước đang đứng trước đại họa của sự xâm lăng những di vật lạ lẫm.

Nguyên nhân từ đâu? Thiết nghĩ trách nhiệm trước hết là của Ngành Văn hóa, của các Ban quản lý di tích.

Còn ở góc độ kháng thể văn hóa, để tránh những điều phiền phức cho di tích, cho chính người nhận và người cung tiến. Thiết nghĩ công đức không chỉ đơn thuần là vật chất mà trước hết phải là gốc của văn hóa.

An Hoàng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Phật pháp và cuộc sống 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Phật pháp và cuộc sống 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Phật pháp và cuộc sống 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật pháp và cuộc sống 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Xem thêm