Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/12/2014, 09:02 AM

Cụ bà 80 tuổi cô độc bị bệnh tật bủa vây

Nhiều năm nay, mọi người dân thôn Nam Cầu, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc (Hải Dương) đều xót xa và buồn tủi mỗi khi nhắc đến cụ Đỗ Thị Lư (80 tuổi) sống độc thân trong sự nghèo khó và bệnh tật bủa vây.

Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm về gia đình cụ Lư trong cái nắng hanh vàng của những ngày cuối tháng 11. Vào đến đầu ngõ, chúng tôi bắt gặp hình ảnh một bà cụ với hai chân bị què đang nấu rau dại với ít cơm trong căn bếp lụp xụp đặc quánh mùi khói rơm rạ.

Có khách đến, cụ Lư vùi vội xoong canh xuống đống tro nguội lạnh để tiếp chúng tôi. “Hơn 50 năm nay, tôi đều phải sống chung với bệnh này rồi anh ạ! Không biết còn phải khổ đến bao giờ nữa”- cụ Lư nói giọng khó nhọc. 
 
Câu chuyện về cuộc đời đầy vất vả và nghiệt ngã của cụ Lư đôi lúc bị ngắt quãng bởi sự lãng quên của bệnh già và nuỗi buồn cơ cực về số phận hẩm hiu. Suốt câu chuyện buồn tủi đó, nhiều lần đôi mắt đã mờ của cụ luôn trực trào những giọt nước mắt. Nhưng còn đâu nước mắt nữa mà khóc, khi có bao nhiêu thì cụ đã khóc hết cả rồi. Để giờ đây khi đã ở cái tuổi đã gần đất xa trời, cụ vẫn ở một mình trong căn nhà dột nát hoang vắng không người để nương tựa. 

Năm vừa tròn 24 tuổi cụ Lư xây dựng gia đình với cụ ông Hoàng Văn Tí. Cưới nhau chưa được bao lâu, hai cụ xa nhau, cụ ông lên đường tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở nhà, cụ Lư tham gia dân quân du kích ở địa phương.

Năm 1946, trong một lần đánh chống càn, cụ bị thực dân Pháp bắn gãy chân phải. Khi đất nước yên bình, cụ ông trở về mang trên mình thương tật của chiến tranh.

Năm 1966 niềm vui của hai cụ như được nhân đôi khi người con trai duy nhất Hoàng Văn Tuyên chào đời. Nhưng từ lúc sinh ra, anh Tuyên đã bị dị dạng, toàn thân xuất hiện nhiều lông lá, người không mang nổi đầu, không biết nói và không đi lại được chỉ nằm một chỗ. Khi anh Tuyên vừa được 1 tuổi cũng là lúc cụ ông đi làm công nhân xây dựng ở Hải Dương và từ đó không trở về, để lại cụ Lư và người con dị dạng sống với nhau. 
 
Không có tiền để lấy viên đạn trong đùi ra và thương người con trai sinh ra không có hình hài nguyên vẹn, cụ đành bán mọi thứ trong gia đình, đi làm thuê mọi nơi miễn có tiền để mua thuốc chữa bệnh cho con. Có lẽ cuộc đời này không bao giờ bằng phẳng như chúng ta vẫn nghĩ. Bao nhiêu công sức, bao nhiêu tình thương và tiền bạc của cụ giành cho anh Tuyên đều không mang lại kết quả. Năm 1999 anh Tuyên qua đời để lại cụ Lư một mình sống trong sự nghèo khó đơn côi và bệnh tật hành hạ.

Lê từng bước chân một cách vất vả và khó nhọc, cụ Lư thắp cho người con trai nén hương trong tiếng khóc ai oán, xót thương: “Sao lại bỏ lại mẹ một mình mà đi Tuyên ơi! Con sinh ra đã khổ quá, lúc chết đi mẹ cũng không có tiền để làm tấm ảnh thờ con!”. Nghe những lời khóc ai oán của cụ Lư trước bàn thờ người con trai khiến cho những ai có mặt ở đó không khỏi chạnh lòng thương cảm.
 
Khi con trai mất cũng là lúc cụ Lư lâm vào cảnh túng quẫn đến cùng cực. Bao nhiêu tiền bạc, sức khỏe và niềm hi vọng cụ đều đặt vào người con trai bệnh tật. Con mất, tiền không trả được, nợ chồng nợ. Con cháu người nào cũng có phận, vả lại có đứa cháu nào khá giả đâu và giúp được cụ.

Anh Đỗ Văn Hà cháu nội cụ Lư nói giọng xót xa: “ Nhìn thấy bác như vậy, các cháu ai mà không thương, không xót. Nhưng ngặt nỗi các cháu ai cũng nghèo, cũng khó, nên có gì cho đó thôi, cũng không thể giúp được nhiều. Nhiều lúc chúng tôi thương xót lắm anh ạ”. 
 
Lật giở những tấm huân huy chương của chồng, của cụ. Nước mắt của cụ Lư lại nhòe lệ trên gương mặt nhăn nheo với đôi bàn tay đen đúa, thô cứng, 80 tuổi nhưng chưa khi nào cụ Lư có được một bữa no đúng nghĩa. Nhìn bát canh nấu với rau dại lõng bõng nước với một ít cơm nguội vừa xin được mà chúng tôi thấy xót xa.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Bá Đang - Chủ tịch UBND xã Phạm Trấn cho biết: “Đã nhiều năm nay, trường hợp cụ Lư luôn được địa phương xếp vào danh sách đặc biệt có hoàn cảnh khó khăn của xã. Ngoài việc công nhận hộ nghèo, địa phương thường có những suất quà vào những dịp lễ tết. Tuy nhiên, với sự quan tâm đó vẫn không thể làm vơi bớt đi khó khăn và bệnh tật của cụ”.

“Sinh-lão-bệnh-tử” luôn là quy luật tất yếu của  mỗi con người. Ai cũng sợ khi về già, khi mọi hoạt động không được tinh nhanh như còn khỏe. Nhưng còn khổ hạnh và xót xa hơn khi về già không có người nương tựa, bệnh tật hành hạ và cái ăn cũng phải đi xin. Lúc này đây cụ Lư như ngọn đèn dầu lay lắt trước gió rất cần sự chung tay, góp sức và che trở của mọi người.

Mọi sự giúp đỡ cụ Lư xin gửi về: chú Hoàng Minh Phương (cháu nội cụ), đội 6, thôn Nam Cầu, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 01635197971.

Đức Tùy
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bến Tre: Học sinh mắc bệnh hiểm nghèo cần được giúp đỡ

Ủng hộ 08:53 05/11/2018

Con đường từ trung tâm xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) về nhà em Từ Văn Quốc, 15 tuổi (ngụ ấp 7, người dân địa phương quen gọi là ấp Cồn Cao) rất gian nan, xung quanh chỉ là đồng nước và cây mắm, cây bần.


Bạc Liêu: Bệnh nhân Lê Thanh Huyền rất cần được trợ giúp

Ủng hộ 09:00 01/10/2018

Từ nguồn http://phatgiao.org.vn/song-dep/201807/Bac-Lieu-Mot-thanh-nien-bi-tai-nan-trong-luc-lao-dong-that-thuong-tam-31226/, chúng tôi vượt hơn 80km để đến tận nhà bệnh nhân sau khi được xuất viện, ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết: Hiện tại, gia đình anh Huyền vẫn còn thiếu hơn 14 triệu đồng tiền viện phí, bệnh viện cho về nhà vì vết thương tạm ổn. Song những ngày qua, anh bắt đầu đau nhức lại vì đã hết thuốc.

Thương quá! Thảo ơi…

Ủng hộ 10:47 21/09/2018

Chia sẻ mong ước cùng chúng tôi, Thảo rất lạc quan: “Con mong được lắp ghép chân tay giả để không làm khổ mọi người xung quanh. Lớn lên con sẽ học bác sỹ để chăm sóc người bệnh khó khăn, bất hạnh như con”.

Sóc Trăng: Một gia đình cần trợ giúp hoàn thiện nhà ở

Ủng hộ 16:06 12/03/2018

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Xem thêm