Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cụ bà dẫn cả nhà về chùa lễ Phật

Bà cụ ngồi chắp tay khấn nguyện, mái tóc muối sương ánh nhẹ trong nắng. Bà không đọc lầm rầm, hay thành tiếng như nhiều người, tất cả tôi cảm nhận lòng thành, ngưỡng nguyện bình an, nhất tâm tôn kính Phật nơi bà cụ.

Cụ bà nhất định phải đông đủ con cháu, gia đình cùng về chùa lễ Phật. Có người đi công tác xa, bận bịu công việc, Cụ nhắn đợi thu xếp công việc rồi cả nhà cùng về chùa lễ Phật, sám hối…

Từ sáng sớm, phía cổng chùa đã rộn tiếng người. Quý Thầy ra đón, đoàn người gần hai mươi người, già trẻ đủ cả, dẫn đoàn là bà cụ mái tóc bạc óng, khẽ ra hiệu mọi người giữ yên lặng, trang nghiêm chuẩn bị vào chùa lễ Phật. 
 
Thượng tọa Vân Phong đón tận nơi, dường như cụ bà đã hẹn trước. Cụ bà thấy thượng tọa tươi cười chào đón, khẽ nhắc cả đoàn đồng chắp tay chào. Rồi từng bước an nhiên, thượng tọa Vân Phong dẫn đoàn lên chính điện lễ Phật. Tôi theo sát đoàn chụp ảnh, nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách cũng như tác phong trang nghiêm.

Cụ bà từng bước chậm rãi, thượng tọa Vân Phong nắm cánh tay dìu cụ lên Chính điện Tam Bảo. Giọng cụ nghe còn khỏe, rõ từng từ: Già dặn con cháu, nhất định phải đông đủ, cả nhà cùng về chùa lễ Phật. Nay về thăm chùa, gặp Thầy, già mừng lắm.

Tới Chính điện qua mấy chục bậc thang, Thầy Vân Phong đỡ cụ đi trước, gia chúng nhẹ bước theo sau, nét mặt ai cũng rạng ngời hoan hỉ.
 
Đến Chính điện, trước ban Phật, bà cụ khoan thai từng bước, lạy Phật trang nghiêm trọn vẹn ba lạy năm vóc sát đất. Thầy Vân Phong thỉnh chuông, toàn thể gia chúng đồng thanh tịnh lễ Phật.

Không gian nơi Chính điện thoáng đãng, trong lành tràn đầy nắng ấm ban mai, bà cụ ngồi chắp tay khấn nguyện, mái tóc muối sương ánh nhẹ trong nắng. Bà không đọc lầm rầm, hay thành tiếng như nhiều người, tất cả tôi cảm nhận lòng thành, ngưỡng nguyện bình an, nhất tâm tôn kính Phật nơi bà cụ.

Tranh thủ hỏi chuyện một chú thành viên cùng đoàn, tôi được biết bà cụ nương cửa thiền môn hàng chục năm rồi. Bà hết lòng tôn kính Phật, đi chùa, lễ chùa nhất tâm ngưỡng cầu bình an, mong con cháu mạnh khỏe, sống vui. Bà đã nhiều lần về với chùa Phật Đà ở Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang dự lễ, chiêm bái, vãn cảnh, lễ Phật, nhưng đây là lần đầu tiên đông đủ cháu con theo bà cùng về chùa lễ Phật.
 
Lúc bà cụ cùng cả nhà ra về, dù vẫn có người đỡ cụ bước đi, nhưng khuôn trang cụ rạng người, nét an lạc khó tả. 

Một gia đình, ba thế hệ cùng về chùa lễ Phật, lạy Phật sám hối, không lễ lạt cầu kỳ. Ai cũng nhất tâm thành kính. Thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao...

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm