Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/06/2016, 10:09 AM

Cửa chùa rộng nhưng lòng người thì hẹp

Thời nay, chúng ta thường đem trí tuệ hữu hạn của mình để áp đặt lên những lời đức Phật đã dạy. Mới biết chút ít kiến thức về Phật pháp, chúng ta đã tự kiêu, cho rằng mình giỏi hơn người khác. Mình ở bề trên nên có quyền “dạy bảo” những người mới tu học. Để rồi chính vì sự hiểu biết hời hợt và thiếu chiều sâu ấy mà chúng ta làm cản trở con đường tu tập của một con người. 

Hôm đó là ngày mùng Một, sau khi đi học về tôi ghé qua ngôi chùa mà ngày nhỏ tôi vẫn thường đi với bà. Đang nhắm mắt lắng nghe tiếng chuông chùa vang vọng và đắm chìm vào dòng suy nghĩ tôi bỗng giật mình vì giọng nói của một người phụ nữ. 

“Chị kia không mặc áo pháp thì lần sau đừng ngồi ở giữa Chánh điện như thế. Ngồi xong thì gấp chiếu cất gọn đi chứ. Người đâu mà bừa bãi thế!” 

Trước mắt tôi là hình ảnh một người đàn bà nghèo khổ, đang vội vàng gấp chiếc chiếu cũ cất vào góc phòng. Đứng bên cạnh chẳng phải ai xa lạ, là người vẫn thường làm công quả ở chùa mới đổi một năm gần đây. Cô đang nhìn người đàn bà kia với ánh mắt khó chịu. Tôi có thể cảm nhận được ngọn lửa sân đang toát lên từ con người cô. 

Tôi nghe thấy những tiếng xì xào, bàn tán từ các cụ đang ngồi bên cạnh: “Đức Phật nào có cấm ai ngồi ở Chánh điện bao giờ? Sao lại nỡ nói người ta những lời khó nghe như vậy.” Lúc mới bước vào Chánh điện tôi cũng để ý thấy một người phụ nữ đang chắp tay ngắm nhìn đức Phật và miệng lẩm bẩm cầu xin một điều gì đó. Ánh mắt người phụ nữ đó có chút đau khổ xen lẫn tuyệt vọng. 

Đoán vậy nên tôi cũng lặng lẽ tìm một chỗ ngồi bên dưới để không làm động tâm cô. Nhưng cuối cùng sự cố gắng của tôi cũng trở nên vô ích. Tất cả mọi người đều giật mình và ngoảnh lại nơi phát ra tiếng nói đầy hằn học kia. 
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Trở về nhà mà hình ảnh về người phụ nữ chân quê đó vẫn ám ảnh trong tâm trí tôi. Đôi mắt cô rụt rè, có chút tự ti, luôn lảng tránh ánh nhìn của người khác. Cái dáng người liêu xiêu khuất sau ánh nắng gay gắt cùng cơn gió nóng hầm hập của buổi trưa ấy lại làm tôi trăn trở nhiều nghĩ suy.

Cửa chùa rộng nhưng lòng người sao hẹp quá! Xưa kia, đức Phật chưa từng ban ra Giới luật phân định thành phần nào mới được gặp Người hay đến chùa để nghe Người thuyết pháp. Bất cứ ai, từ những người xuất thân nơi dòng dõi quý tộc đến những người ăn xin, khuyết tật hay những thành phần bần cùng nhất trong xã hội cũng đều có thể tìm đến với Người. Đó là trái tim của bậc Giác ngộ vĩ đại, đem tình thương yêu trang trải muôn loài.

Mẹ tôi vẫn thường dạy con người ai cũng có Phật tính, “nhân chi sơ tính bản thiện”. Chẳng có ai là người xấu, có chăng đó là do môi trường sống của họ không tốt mà thôi. Là một người phật tử chúng ta phải học cách phát hiện và trân trọng chủng tử Phật trong mỗi con người.

Giá như người phụ nữ thường làm công quả ở chùa có thể hiểu được điều ấy thì tốt biết mấy. Khi đó có lẽ cô sẽ nhắc nhở người phụ nữ ngồi nơi chánh điện kia bằng lời ái ngữ, chứ không phải bằng thái độ tức giận và bực dọc kia. Bởi những từ ngữ được tạo ra trong cơn sân hận là thứ vũ khí có sức hủy diệt và tổn thương người khác rất lớn. 

“Vào chùa nên bỏ tính tầm thường
Đến chùa hãy sinh tâm hoan hỷ”

Thời nay, chúng ta thường đem trí tuệ hữu hạn của mình để áp đặt lên những lời đức Phật đã dạy. Mới biết chút ít kiến thức về phật pháp, chúng ta đã tự kiêu, cho rằng mình giỏi hơn người. Mình ở bề trên nên có quyền “dạy bảo” những người mới tu học. Để rồi chính vì sự hiểu biết hời hợt và thiếu chiều sâu ấy mà chúng ta làm cản trở con đường tu tập của một con người. 

Đôi khi, chúng ta còn vô tình làm mất đi chủng tử Phật trong họ. Bởi kí ức về những dịp đi lễ chùa với họ lại chứa đựng nỗi buồn và sự tự ti. Chính điều ấy đã làm lỡ mất cơ duyên biết đến Tam bảo, biết tới kinh Phật, giáo lý, quy luật nhân quả trong đạo Phật của một chúng sinh. Nếu vậy thì sao họ tìm được con đường giải thoát? Để rồi vô minh che lấp, cứ kiếp này đến kiếp khác ngụp lặn trong lục đạo luân hồi, không tìm được lối ra. 

Chúng sinh ngàn kiếp khổ hạnh nên phải biết thương lấy nhau, nương tựa vào nhau, lấy giáo pháp của Đức Phật làm thuyền bè để cùng vượt qua dòng sông sinh tử. Trên tất cả chúng ta phải sống trong sự tôn trọng và bình đẳng. Sinh ra trong cùng một dân tộc, cũng máu đỏ da vàng chứ nào có khác biệt chi đâu? Cớ sao lại làm tổn thương hay ghét bỏ nhau?

Hãy nuôi dưỡng từ bi trong chính mình. Không làm tổn thương mình thì sẽ từ bi cho người khác. Lời lẽ, ngôn từ, cử chỉ làm tổn thương người khác nghĩa là làm hư tổn tư cách của chính mình. Người xưa vẫn thường dạy: “Đôi mắt của hành giả trên lộ trình giác ngộ chính là từ bi và trí tuệ. Bằng đạo đức của người tu đó chính là đôi chân để chúng ta xuôi về nẻo giác.”

 “Cửa Phật rộng mở, đưa chúng sinh đi vào nẻo thiện
Pháp môn phương tiện, dắt hữu tình ra khỏi đường mê”

Kim Tâm quận Ba Đình, Hà Nội
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm