Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/01/2018, 11:20 AM

Củi quê nhớ lắm

Bây giờ củi quê đã dần hiếm hoi, có chăng ở những vùng thôn quê hẻo lánh và chỉ có dân nghèo mới đi mót về đun nấu. Cuộc sống hiện đại đủ đầy với bếp ga, bếp điện, bếp từ... trong đó có gia đình tôi, có con tôi. Nhưng với người đã sống xa quê đã lâu như tôi thì "củi quê” vẫn luôn cháy âm ỉ trong lòng với những kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ.

Tôi đưa con 6 tuổi về thăm quê. Dọc đường thấy gì lạ nó cũng hỏi: làm sao phân biệt được con trâu với con bò; con gì kéo xe chạy kêu reng reng rồi hí vang trời, cây lúa khác cây mạ chỗ nào?...Tôi im lặng vì biết giải thích nhiều nó cũng không nhớ hết. Cơm, áo, gạo, tiền, công việc đã cuốn hút tôi vào vòng xoay ngày một tăng nhanh nên không có dịp đưa con về thăm nội, ngoại. Vì vậy thấy lạ nó thắc mắc hoài cũng là chuyện thường.

Thấy mấy kệ củi dừa, củi bần mẹ tôi phơi trước sân, con tôi lại hỏi: “…nội ơi, cây đó nội phơi làm chi, dơ muốn chết, con nói ba con chở về cho nội cái bếp ga nấu cho sạch, cho mau…”. Tôi thấy đôi mắt mẹ tôi thật buồn rồi lắc đầu nín lặng.

Quê tôi xứ biển nên nhà nào cũng có những kệ củi chất đầy sân trước, sân sau. Nhà khá giả thì mua củi đước dự trữ khi có đám tiệc, vì loại này dễ chẻ và bắt cháy rất nhanh, lại có nhiều than; nhà nghèo thì xài củi tạp như: gòn, bình linh, keo, dừa... Hồi đó việc mua bán củi được tính bằng thước vuông, tùy thuộc sự thỏa thuận của người bán lẫn người mua. 

Mẹ tôi kể, đôi khi người bán không lấy tiền trước, vậy là xài hết củi mới trả tiền. Quê tôi xưa có nhiều người sống quanh năm bằng nghề chẻ củi mướn, thường thì giá được tính bằng thước vuông và tùy vào loại cây. Mẹ nói: "...củi đước được thuê chẻ rẻ nhất, nếu gặp cây mắm, keo, bần... thì mắc lắm vì chẻ rất "trần thân”... Bà còn kể rằng ngày xưa muốn cưới vợ phải qua "thí công” chẻ ba thước củi, mà thường là củi mắm cho đàng gái để tỏ lòng kiên trì và chứng minh sức khỏe của chú rể tương lai.
                          Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Nhà tôi nghèo nên củi chỉ dùng chủ yếu là cây tạp. Nhà có khách thì tôi luôn được mẹ phân công nấu trà đãi khách. Tôi nhớ lắm cái ấm đen sì được bắc lên ba “ông táo” đốt bằng lá dừa. Có lúc lửa tắt, tôi lại dùng cái ống tiêu bằng sắt thổi hơi gió vào bếp nghe pho pho. Lửa lại cháy bùng lên. Mẹ tôi thường quanh quẩn sau vườn nhặt nhạnh từng tàu dừa rụng, tước lá phơi khô bó lại rất khéo léo treo trên giàn bếp cho mau khô. Nhánh dừa cũng được chặt từng đoạn ngắn, chẻ nhỏ để nấu nướng. Ở quê tôi vui nhất là những khi gia đình nào có đám tiệc hay chuẩn bị đón tết, nhà nào cũng nấu bánh tét, bánh ú, bánh hỏi, làm bún hay đổ bánh xèo. Vậy là củi quê tôi lại cháy rừng rực ngày đêm. 

Riêng tôi thì khoái nghe nhất tiếng nổ lách tách của củi tre trong bếp lửa nhà mình. Hồi ấy lũ trẻ con quê tôi thích thú cái trò nấu cơm trong ống lon sữa bò chất lên ba cục gạch ống, rồi đốt bằng lá dừa khô. Gặp lúc lá còn ẩm thì khói xì ra mù mịt làm chúng tôi chảy nước mắt nước mũi. Vậy mà vui, vẫn tranh nhau làm đầu bếp. Cơm nấu "dã chiến” vậy nhưng ăn rất ngon. Nhớ lắm những buổi trưa hè ra sông bắt cá lóc về nướng bằng rơm khô, cá chín có mùi vị thật thơm không lẫn vào đâu được. Nghe mẹ tôi nói món ăn này mà nướng bằng bếp dầu, bếp điện thì mất ngon.

Bây giờ củi quê đã dần hiếm hoi, có chăng ở những vùng thôn quê hẻo lánh và chỉ có dân nghèo mới đi mót về đun nấu. Cuộc sống hiện đại đủ đầy với bếp ga, bếp điện, bếp từ... trong đó có gia đình tôi, có con tôi. Nhưng với người đã sống xa quê đã lâu như tôi thì "củi quê” vẫn luôn cháy âm ỉ trong lòng với những kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ.

Song Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm