Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/12/2013, 09:06 AM

Cùng bệnh phải biết thương nhau

Không phải chỉ có người khác mới có tham, sân si mà ngay chính mình cũng có những tính này. Hiểu được như vậy mình sẽ không còn giận người

Trong suốt cuộc đời, từ lúc sinh ra cho đến già chết, những người mà chúng ta thường gặp qua đều là những người phàm phu, những người bình thường. Tại sao gọi họ là những người phàm phu, bình thường? Vì cái chính là họ có tâm tham lam, sân hận, hoài nghi, ngạo mạn, ngu si v.v…

Nếu như chúng ta bình tĩnh và suy xét thì: Ví như ta là một bậc Thánh thì các vấn đề tham, sân, si… thuộc phàm phu kia không gây cho ta sự khó khăn, phiền toái; Nhưng chính vì ta cũng là một người bình thường, cho nên khi chúng ta vừa thấy những vấn đề sai phạm của người khác thì chúng ta phải hiểu và tha thứ cho họ chớ!
 Ảnh minh họa
Nếu hiểu được bản thân mình cũng là một người phàm phu, cũng sẽ có những việc làm sai quấy, cũng có những khuyết điểm thì hãy nhớ lấy câu “Cùng bệnh phải biết thương nhau” mà tha thứ cho người khác. Nên hiểu và tha thứ cho những người có hoàn cảnh mà chúng ta đã từng mắc phải, vì họ đều là những người phàm phu, bình thường.

Người bình thường thì có những vấn đề bình thường (tham, sân, si…) đó là lẽ đương nhiên, chúng ta không nên phiền trách, ghét bỏ hay oán hận họ. Người có tâm như thế trong Phật pháp gọi là từ bi.

Đạo Phật dạy chúng ta không nên trách móc người, mà nên dùng tâm từ bi rộng lớn để hiểu và tha thứ cho người, quan tâm đến người; Đồng thời đạo Phật cũng dạy chúng ta biết tự xét lại bản thân, cải thiện bản thân để dần dần có được cuộc sống hoà bình hạnh phúc cho mình và người. Hoàn cảnh sống cũng nhờ đó mà trở nên thanh tịnh hơn.

“Không phải chỉ có người khác mới có tham, sân si mà ngay chính mình cũng có những tính này. Hiểu được như vậy mình sẽ không còn giận người.”

Pháp sư Thánh Nghiêm
Dịch lời: Tỳ kheo Minh Kiết

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm