Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/02/2014, 12:57 PM

Cung đường tôn giáo ở Sài Gòn(*)

Trong các con đường ở nội ô Sài Gòn, thì Nam Kì Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi là một trong những con đường đẹp nhất: Rộng, thoáng, hiện đại,…Nhưng, đó chưa phải là tất cả

Con đường còn còn được người dân Sài Gòn cho là thiêng liêng và huyền bí, bởi dọc hai bên đường có rất nhiều chùa chiền và nhà thờ. Bất cứ ai đã từng đi qua con đường này vào khoảng rạng sáng sẽ không bao giờ quên không gian thấm đẫm tâm linh mà nó mang lại.

Những tiếng chuông chùa, nhà thờ đánh thức ban mai và đánh thức cả những phần thiện nhất trong tâm hồn con người. Nếu Jerusalem là vùng đất thánh của thế giới thì trục đường Nam Kì Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi có thể được xem là “thánh lộ của Sài Gòn”.
 Ngôi đền tôn giáo đầu tiên đập vào mắt du khách là chùa Đại Giác.
 Chùa này được xây dựng từ rất lâu: năm 1962. Nó vừa được trùng tu và xây mới cách đây vài năm. Chùa này được người Sài Gòn gọi là chùa 3 mặt tiền, bởi vị thế đặc biệt của nó: nằm giữa Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Trọng Tuyển và Trương Quốc Dung.
Thánh Hội thánh Baptist Ân Điển. Với kiến trúc theo kiểu cao ốc văn phòng hiện đại, mặt kính màu xanh, nếu không để ý kỹ, chẳng ai biết đó là một nhà thờ. Nhà thờ này được hoàn tất vào những năm 1960, là nhà thờ đầu tiên của chi nhánh Ân Điển - Tin lành. Hiện tại, đây là Trụ sở của Hội thánh Baptist Ân Điển: vừa như trường học dạy về giáo lý, nơi phổ biến phương hướng hoạt động, kim chỉ nam của nhánh tin lành Ân Điển qua từng thời kỳ.
Thẳng hàng với chùa Đại Giác là thánh đền Hồi giáo Jamiul Muslimin. Hình hài đầu tiên mà nó hình thành là vào năm 1973. Hồi năm 1946, nhiều người Chăm ở đồng bằng song Cửu Long vì trốn càn đã di cư lên Sài Gòn. Những người xin được vào làm gác dan (bảo vệ) ở sân bay Tân Sơn Nhất đã định cư ở xung quanh phường 15 hiện tại.

Thánh đường Jamiul Muslimin được xây dựng nên để phục vụ nhu cầu tâm linh của nhóm người đó. Bây giờ, đây là nơi sinh hoạt tôn giáo của khoảng 30 hộ dân Chăm, với 169 tín đồ. Từ năm 2005, đây được chọn là trụ sở của Ban đại diện hội đồng Hồi giáo ở TP.HCM.
 Cách Jamiul khoảng mấy trăm mét về bên phải là Vĩnh Nghiêm, một trong những ngôi chùa hoành tráng và rộng rãi bậc nhất ở nội ô TP.HCM.
Trước đây, chùa Vĩnh Nghiêm chỉ là một cái ao rau muống. Năm 1964, với nhiều công sức của các hòa thượng Thích Tâm Giác, Thích Thanh Kiểm, chùa Vĩnh Nghiêm đã được khởi công xây dựng, đến năm 1971 thì hoàn thành. Tên Vĩnh Nghiêm được lấy theo tên một ngôi chùa ở Bắc Giang, có từ đời Trần. Sau này, năm 1982 và đầu những năm 2000, chùa còn được xây dựng thêm nhiều công trình phụ khác. Trong khuôn viên chùa có một tháp đá 7 tầng, cao 40 mét rất ấn tượng.
 Đối diện với Vĩnh Nghiêm là Thiền viện Thích Quảng Đức.
Trước đây Thiền viện Thích Quảng Đức từng là trụ sở của Tổng hội sinh viên Phật giáo. Hiện tại, đây là văn phòng II Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nơi hội họp và tổ chức các hội nghị quan trọng của Phật Giáo Việt. Đồng thời là trụ sở của Tạp chí văn hóa Phật giáo.

Thiền viện bắt đầu xây dựng từ năm 2002 song vẫn chưa hoàn thành mà vẫn tiếp tục mở rộng. Với vị trí địa lý, vai trò, đình tổ Vĩnh Nghiêm và thiền viện Thích Quảng Đức có quan hệ vô cùng mật thiết. Một bên là nơi để các tín đồ thực hiện các hành vi tâm linh, một bên khiến các tin đồ tin các hành vi đó là đúng đắn.
Đi thẳng qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Chúng ta sẽ thấy thấp thoáng phía bên trái, đối diện với Dinh Thống Nhất là nhà thờ Đức Bà, nhà thờ nổi tiếng nhất Việt Nam.
Nhà thờ được kiến trúc sư J. Bourad khởi công từ năm 1877 và 3 năm sau thì kết thúc, theo phong cách kiến trúc Roman. Đặc biệt, tất cả các vật liệu như xi, sắt thép, ốc vít, gạch,…đều được mang về từ Pháp. Năm 1895, nhà thờ xây thêm 2 tháp chuông. Năm 1959, cố linh mục Phạm Văn Thiên đã đặt một tượng Đức mẹ Hòa Bình bằng cẩm thạch Carrara, tạc tại Ý. Vì bức tượng này mà nhà thờ có tên là Đức Bà. Còn bộ máy đồng hồ trước mái vòm, giữa 2 tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sỹ năm 1887. Với tất cả những dữ liệu đó có thể nói nhà thờ Đức Bà là nhà thờ quốc tế! Hiện tại, nhà thờ là chính tòa của giáo phận TP.HCM, thuộc giáo hội thiên chúa giáo La Mã.
Tiếp theo, qua một vài ngã tư, băng qua con đường Nguyễn Huệ đông đúc chúng ta sẽ thấy một chùa Ông Subramaniam Swamy vô cùng bình yên, được xây vào thế kỷ 19.
Đây là ngôi đền Ấn giáo (hay còn gọi là đạo Bà la môn) được xây dựng đầu tiên ở TP.HCM. Như tên gọi, đây là nơi dùng để thờ phụng thần Subramaniam Swamy, một vị thần có quyền lực siêu phàm, đồng thời có quan hệ mật thiết với thần Shiva, tối thần của người Ấn. Cái tên chùa ông có lẽ bắt nguồn từ giới tính mà vị thần họ thờ. Cách đó không xa, ở 45 Trương Định cũng có một đền thờ Ấn giáo, thờ nữ thần Mariammam, được gọi là chùa Bà.
Xuống khoảng vài chục mét bên phải, chúng ta sẽ gặp nơi tôn nghiêm cuối cùng: thánh đường Al Rahman. Đây là ngôi đền Hồi giáo được hình thành sớm nhất: 1885, do một nhóm ngoại kiều Malaysia đứng ra tổ chức xây dựng. Đây là nơi sinh hoạt của 51 hộ dân với gần 500 tín đồ, phần lớn cũng có nguồn gốc từ Malaysia hoặc Indonesia.

Tác giả: Quỳnh Như
Nguồn: http://baodatviet.vn/doi-song/con-duong-linh-thieng-nhat-sai-gon-3002299/?p=13
Chú thích: (*)Tiêu đề do BBT phatgiao.org.vn đặt lại
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm